Điện thoại: 0944210999

Growth hacking – Giải pháp để tăng trưởng số lượng người dùng?


ghacking_
Đây là bài 1 trong loạt bài về Growth Hacking của Blog of the Pirates.
Tôi là một người học kĩ thuật và hiện giờ đang từng bước học thêm về marketing. Thông qua những bài viết của mình, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức mà tôi đang tìm hiểu về “Growth Hacking”, hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn trong việc tìm hiểu vấn đề này. Trong bài viết đầu tiên, tôi muốn kể cho các bạn nghe về vấn đề tôi đang gặp phải và khái niệm “Growth Hacking”.

Câu chuyện bắt đầu từ đâu?

Câu chuyện được bắt đầu từ việc công ty tôi là một công ty startup trong lĩnh vực công nghệ và một trong những nhiệm vụ của công ty đó là xây dựng ra những ứng dụng để đáp ứng nhu cầu người dùng. Chúng tôi có ý tưởng hay (theo ý kiến chủ quan của tôi), chúng tôi có một đội ngũ làm việc tốt và dĩ nhiên, việc hoàn thành ứng dụng được diễn ra một cách khá nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề mà công ty tôi (cũng như phần lớn các công ty startup) gặp phải đó chính là vấn đề người dùng.
Lúc này, chúng tôi đã có trong tay sản phẩm hoàn thiện. Ban đầu được nhiều người sử dụng, share trên các trang mạng xã hội và hiệu ứng là khá tốt. Nhưng sau một thời gian, dường như hiệu ứng này nguội dần, số lượng người sử dụng không tăng, có khi còn giảm xuống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chuyện này? Liệu phần mềm chúng tôi đang có đã đáp ứng đầy đủ được nhu cầu người dùng? Làm cách nào để giữ chân và tăng số lượng người dùng sản phẩm? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra… và tôi đã được gợi ý đến với khái niệm “Growth Hacking”.
ghacking (1)
Theo cái nhìn tổng quan của tôi, “Growth Hacking” là một khái niệm còn khá mới và khá thú vị. Nó mới ở chỗ khái niệm này chỉ được đưa ra cách đây cách đây 3 năm, tức là vào năm 2010 trong một bài viết của Sean Ellis (mặc dù là một khái niệm mới, nhưng thực tế thì cách thực hiện đã được sử dụng từ lâu) và nó thú vị ở chỗ, bạn có nghĩ rằng số lượng người dùng sản phẩm của bạn ban đầu là vài chục, có thể lên đến vài trăm, vài ngàn, có khi lên tới hàng triệu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn không? Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng đối với “Growth Hacking” thì hoàn toàn có thể. Minh chứng cho điều này đó là hàng loạt công ty đã nổi danh nhờ sử dụng công nghệ này như Facebook, Dropbox, Quora, Pinterest,…

Thế nào là “Growth Hacking”?

“Growth Hacking” là sự giao thoa giữa hai yếu tố Marketing và Coding, những người làm về “Growth Hacking” được gọi là “Growth Hacker”.

Vậy rốt cuộc “Growth Hacker” là gì?

Trong bài “What is Growth Hacking?” của Mattan Griffel, “Hacker” được hiểu là người quan tâm đến mục tiêu đạt được hơn là cách thức thực hiện nó. Họ không bị gò buộc theo một phương thức nào có sẵn, do vậy, hacker thường đưa ra nhiều cách thức rất sáng tạo để đạt được mục tiêu. “Growth Hacker” cũng tương tự như vậy. Nhưng thay vì mục tiêu là có được quyền truy cập trái phép vào một hệ thống nào đó, mục tiêu của “Growth Hacker” chính là tăng trưởng số lượng người dùng cho một sản phẩm cụ thể.
Theo Sean Ellis, nhiệm vụ chính của một “Growth Hacker” là tập trung tạo ra sự tăng trưởng bền vững và ổn định cho công ty thông qua việc phân tích và nắm bắt rõ thị hiếu cũng như tâm lý khách hàng.

the nao la growth hacker“Growth hacker” thường bị đánh đồng với “marketer”, nhưng thực chất thì không hoàn toàn như vậy. “Marketer” là những người thường tập trung vào sử dụng những phương thức truyền thống để thuyết phục người dùng mua hàng như  bán hàng trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, thư, quảng cáo in ấn (như tạp chí, sách phiếu mua hàng, biển quảng cáo…)  và tài liệu quảng cáo in như danh mục sản phẩm hoặc tài liệu quảng cáo… Mặc dù trong tương lai có thể sẽ có rất nhiều “marketer” trở thành “growth hacker”, tuy nhiên hiện tại thì “marketer” còn cần phải rèn luyện nhiều kĩ năng hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu của “Growth Hacker”.
“Growth Hacker” là những người sáng tạo, liên tục tìm tòi những phương thức mới để thu hút được sự chú ý của khách hàng, duy trì và mở rộng về số lượng khách hàng nhằm thu được lợi nhuận (AARRR).
Nói chung chung thế, chứ tóm gọn lại thì họ là những người làm việc có kỉ luật, luôn yêu cầu quá trình thực nghiệm để đưa ra những quyết định xem việc gì nên làm, việc gì không. Họ hiểu rõ rằng bản thân sản phẩm chính là công cụ marketing hiệu quả nhất, và họ cũng có những hiểu biết kĩ thuật nhất định để biết cách tận dụng các nền tảng hiện có trên Internet, giúp startup nhanh chóng tiếp cận được với hàng tỷ khách hàng tiềm năng. Mổ xẻ mấy ý này ra xíu thì nó thế này:

Sáng tạo dựa vào thực nghiệm

Đứng trước một dự án cụ thể, thay vì chỉ đưa ra một giả định và xây dựng chiến lược dựa trên các giả định đó, “Growth Hacker” sẽ đưa ra các chiến lược khả thi, thử nghiệm chúng trên quy mô nhỏ và so sánh kết quả đạt được.
Choice_600
Việc thử nghiệm trên quy mô nhỏ chỉ đánh giá một phần nào đó chiến lược được thử nghiệm. Điều quan trọng đối với các startup đó là các thử nghiệm này có còn hiệu quả khi áp dụng vào quy mô lớn hay không, do đó, các “Growth Hacker” cần phải sử dụng các phương pháp để đánh giá như A/B testing hay cohort analyses để biết rõ ý tưởng nào khả thi, ý tưởng nào không.
Các ý tưởng được đưa ra không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả, vì vậy, các “Growth Hacker” đều rất quan tâm đến tốc độ tiến hành các thử nghiệm, đưa ra nhiều thử nghiệm trong một thời gian ngắn nhằm thu được kết quả một cách nhanh nhất.

Sử dụng chính sản phẩm để quảng cáo cho chính nó

Khi nhắc đến viral marketing, phần lớn các marketer đều chỉ nghĩ đến nội dung quảng cáo hấp dẫn, có sức lan tỏa cao. Tuy nhiên với sự phát triển của Internet, có một phương pháp viral marketing khác đáng tin cậy hơn nhiều đó là tích hợp các thông tin giới thiệu vào sản phẩm. Ví dụ như:
Marketing
Trong các công ty, việc xây dựng sản phẩm và marketing sản phẩm thường được thực hiện bởi hai nhóm khác nhau. Một nhóm chỉ chú trọng vào việc phát triển các tính năng, cho ra sản phẩm hoàn thiện, nhóm còn lại thì chỉ chú trọng vào việc đưa ra kế hoạch quảng bá sản phẩm mà đôi khi lại không nắm rõ các tính năng của sản phẩm đó. Growth Hacker chính là cây cầu để kết nối hai nhóm này với nhau.

Hiểu rõ các Platform

Ngày nay, cánh cổng từ các công ty đến người dùng ngày càng được mở rộng nhờ sự phát triển của nhiều platform mới, đặc biệt là các trang mạng xã hội. Nhờ các trang mạng xã hội, hàng triệu người dùng có thể dễ dàng tiếp cận được sản phẩm chỉ nhờ một cú click chuột, dễ dàng chia sẻ thông tin về sản phẩm, do đó, việc xây dựng một chiến lược truyền thông thông qua mạng xã hội là vô cùng quan trọng, và công việc của các “Growth Hacker” chính là phải biết cách làm sao tận dụng những lợi thế đó.
FreeVector-Social-Network-Icons
Theo thời gian,lợi ích do các platform hiện tại mang lại sẽ giảm đi khi các công ty khác cũng tham gia ngày một nhiều. Vì thế nên việc trở thành công ty đầu tiên tận dụng được các tính năng của platform mới sẽ đem lại một lợi thế vô cùng lớn.
Những chiến lược như vậy cũng đồng thời cần một sự hiểu biết thấu đáo về API của các platform, điều mà phần lớn các marketer truyền thống không có hoặc không thể làm được.

Xem thêm thông tin về “Growth Hacking” ở đâu?

Nếu bạn quan tâm, bạn có thể xem thêm thông tin về “Growth Hacking” tại:
  • Blog của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này như:
    • Andrew Chen: Một nhà doanh nhân tập trung vào các sản phẩm điện thoại di động. Công việc của ông là nghiên cứu số liệu và tăng lượng người sử dụng. Ông cũng là chuyên gia tư vấn giai đoạn đầu cho AngelList, AppSumo, Cardpool (được mua lại bởi Safeway), Frankly, Grovo, Kiva, Mocospace, Qik (được mua lại bởi Skype), Wanelo, WeeWorld, và cũng là người cố vấn cho 500 Startups.
    • Noah Kagan: là một doanh nhân Mỹ và người sáng lập AppSumo. Ông từng làm việc tại Mint.com, Facebook, Gambit Payments, Intel,…
    • Danielle Morrill: Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Refer.ly, trước đây là nhân viên đầu tiên tại Twilio – một công ty truyền thông điện toán đám mây có trụ sở tại San Francisco. Cô là người luôn ủng hộ và tư vấn cho các doanh nghiệp thông qua Startup Weekend, quỹ Twilio, là chuyên gia cố vấn cho 500 Startups.
    • Aaron Ginn: là một growth hacker, từng làm việc cho Lockheed Martin, VMG Health, Simplee, Mittromney…
  • Growth hacker board trên Quora.
  • Các bài viết trong growhack.com.
Trong vài năm qua, những nhà “Growth Hacker” sáng tạo thực sự đã phát triển những cách làm khác biệt và mang tính thực tiễn cao. Những người như Noah Kagan (AppSumo, Mint, Facebook), Mike Greenfield (Circle of Moms, LinkedIn), Dave McClure (500 Startups, PayPal) và nhiều người khác đã đi tiên phong trong việc tập trung vào tính lan truyền, email, tìm kiếm những cách tối ưu hóa và tiếp thị. Tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về khái niệm này.
Trong bài tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ một ví dụ về “Growth Hacking”. Hẹn gặp lại các bạn.
See ya!

0 nhận xét:

Airbnb – Con đẻ của công nghệ Growth Hacking

Airbnb – Con đẻ của công nghệ Growth Hacking

airbnb
Đây là bài 2 trong loạt bài về Growth Hacking của Blog of the Pirates.
Trong bài Growth hacking – Giải pháp để tăng trưởng số lượng người dùng?“, tôi đã giới thiệu cho các bạn biết về vấn đề tôi đang gặp phải, sơ lược về khái niệm Growth Hacking và Growth Hacker. Vì bài 1 đã thiên về lý thuyết quá, nên như đã nói, trong bài này tôi sẽ đưa ra một ví dụ để các bạn hiểu hơn về Growth Hacking – công ty AirBNB.
Mọi chuyện phải đi từ gốc tới ngọn, nên trước tiên…

Airbnb là gì vậy?

Airbnb là một công ty được thành lập vào tháng 8 năm 2008, có trụ sở tại San Francisco, California.
Airbnb là gì?Dịch vụ của công ty này rất đơn giản. Nhà bạn có dư phòng, hay bạn có quá nhiều nhà, để không cũng chẳng làm gì, bạn có thể nghĩ đến chuyện sử dụng những thứ để không ấy để kiếm tiền. Tất cả việc bạn cần làm chỉ cần lên trang web của công ty để đăng ký thông tin về nơi bạn muốn cho thuê, giá cả, có thể đưa ra thêm một số yêu cầu như không hút thuốc, không dẫn kèm thú cưng,… và ngồi chờ. Người cần thuê sẽ lên trang web công ty, đưa ra loại phòng mình muốn (ví dụ như phòng dành cho 1 người, 2 người), thành phố muốn ở, ngày cần dùng, giá cả,… . Airbnb sẽ giúp cho hai bên gặp nhau và nếu giao dịch thành công, Airbnb sẽ được hưởng % trên phí thuê nhà.

 Có gì đặc biệt ở công ty này?

Trong những năm mới thành lập, Airbnb cũng như những công ty startup khác, gặp rất nhiều khó khăn vì chẳng mấy ai để ý đến. Năm 2009, Airbnb đã gần như phá sản. Doanh thu của công ty chỉ ở mức 200$/ tuần, lỗ dài và không hề tăng trưởng. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu công ty này cứ giữ nguyên trạng thái đó cho đến nay, nhưng không, họ đã có một bước nhảy vọt.
Ngày nay, công ty của họ đã có giá trị 2 tỉ USD. Và có một số tin đồn rằng họ sẽ sớm có thêm 100 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, bên cạnh 120 triệu USD đã nhận được từ trước. Công ty vẫn đang chứng kiến một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cùng với việc họ đang nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng ra nước ngoài.
thành công của Airbnb

Điều gì đã tạo ra sự tăng trưởng như vậy?

Joe Gebbia, đồng sáng lập Airbnb có chia sẻ thế này:
Cách chúng tôi làm việc đó là khi chúng tôi có một ý tưởng chúng tôi sẽ thực hiện ngay cả khi chúng chưa khả thi trong việc mở rộng. Cách thức này đã được đưa vào văn hóa làm việc của công ty. Bạn sẽ làm một tên cướp biển, dấn thân đi thám hiểm và tìm kiếm của cải rồi quay về kể lại những câu chuyện của mình.
Chúng tôi cố gắng xây dựng một môi trường làm việc mà trong đó, mọi người ngay khi nhìn thấy dấu hiệu le lói của một thứ gì đó hy vọng, họ sẽ quăng thuốc nổ vào để làm vỡ bung ra thành một thứ gì khác to lớn hơn mà chưa ai từng có thể nghĩ tới.
Bạn có thấy điểm tương đồng trong 2 câu nói trên của Joe Gebbia và các quan điểm tôi chia sẻ trong bài trước không?
Tất nhiên, đó là nhờ Growth Hacking.

Vậy họ đã Hack Growth như thế nào?

Airbnb đã tận dụng các tính năng của Craigslist, một platform với hơn 10 triệu người sử dụng để tăng số lượng người dùng một cách đáng kể. Khi bạn điền vào mẫu để đăng kí thông tin về phòng của bạn từ Airbnb, họ sẽ đưa ra cho bạn một option là có post lên Craigslist hay không. Nếu bạn đồng ý thì những thông tin của bạn cũng sẽ được đưa lên Craigslist và một liên kết được tạo ra, cho bạn cũng như là cho Airbnb.
Quick Links trên Dashboard
Hình 1: Quick Links trên Dashboard
Trang
Hình 2: Trang “Post to Craigslist” của Airbnb
Thông báo và hướng dẫn về Craigslist
Hình 3: Thông báo và hướng dẫn về Craigslist
Thông tin sau khi được đăng lên Craigslist
 Hình 4: Thông tin sau khi được đăng lên Craigslist
Nhìn thì có vẻ đơn giản, tại sao các công ty khác không dùng cách này đăng thông tin của mình lên trước, làm cho Craigslist bị bão hòa? Có một lý do ở đây, đó chính là thực tế, Craigslist không có public API. Họ không cung cấp một cách dễ dàng cho các công ty khác (ngay cả Airbnb) đăng lên dịch vụ của họ. Đây không phải là một giải pháp công nghệ mà Airbnb có thể thực hiện dễ dàng và chắc chắn cũng chẳng tài liệu tham khảo nào mà Airbnb có thể sử dụng để làm cho danh sách của họ xuất hiện trên Craigslist. Thay vào đó, họ phải tìm hiểu cách thức làm việc của Craigslist sau đó sử dụng các kỹ thuật để làm cho sản phẩm của họ tương thích. Vấn đề này không hề dễ dàng, và biến nó từ không thể thành có thể thực sự là một việc rất ấn tượng.

Tóm lại:

  1. Airbnb đã làm một điều mà marketer truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian dài để hình dung và thực hiện đó là tích hợp với Craigslist.
  2. Airbnb sử dụng sản phẩm của họ như là phương tiện chính để phân phối các sản phẩm của họ. Việc tích hợp với Craigslist không nằm đâu xa mà chính trong Airbnb, đó là một phần của Airbnb. Airbnb không cần chạy bất kì một quảng cáo nào để tăng lượng người truy cập sản phẩm của họ. Sản phẩm tự hướng lượng người dùng cho chính nó.
  3. Airbnb đã rất nhạy bén, và nhận ra được rằng họ cần tích hợp với Craigslist chứ không phải một ai khác, bởi những người sử dụng mà họ cần đều đã tập trung tại đó.
  4. Họ đã khéo léo khi không tham khảo bất cứ ai đã sử dụng Craigslist. Họ chỉ nghĩ về bản thân mình để tạo nên một sự thúc đẩy. Sau đó họ đã can đảm khi thực hiện một giải pháp mà không có bất kỳ sự đảm bảo rằng nó sẽ thành công.
  5. Cơ chế tăng trưởng của họ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ, do đó nhóm nghiên cứu của Airbnb đã rút ra được rằng họ cần rất nhiều chuyên gia lập trình và một sự hiểu biết chung về cách xây dựng trang web để “đảo ngược” được Craigslist.
  6. Airbnb đã lợi dụng lỗ hổng trong thị trường, đó là việc Craigslist không tạo ra một public API để có được người sử dụng và từ đó phát triển mạnh mẽ.
“Mỗi khi có ai đưa đến cho tôi một thứ gì đó, bản năng đầu tiên của tôi khi xem xét nó là phải nghĩ rộng hơn. Đó cũng là một lời khuyên theo bản năng của tôi. Nghĩ rộng hơn. Bất kể nó là cái gì, cứ tách ra từng mảnh và xem chuyện gì xảy ra. Sau đó quay lại gặp tôi khi bạn đã nghĩ về nó hàng trăm lần, cho tôi biết nó trông như thế nào.” – Joe Gebbia
Nghĩ rộng hơn, thay đổi, dám mạo hiểm là chìa khóa mang lại sự thành công cho Airbnb và cũng là điều tôi muốn nhắn gửi đến các bạn thông qua bài viết này. Hi vọng bài viết đã giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về Growth Hacking. Ngoài ví dụ trên, các bạn có thể tham khảo thêm các ví dụ về Growth Hacking thông qua trải nghiệm của các Growth Hacker tại đây.
Tìm hiểu xong trường hợp của công ty Airbnb, theo tôi nghĩ thì công ty này có đặc điểm là tận dụng platform lớn – Craigslist và tìm ra hướng tiếp cận mới. Tôi có một số thắc mắc sau:
  • Vậy có phải khi nào mình cũng tận dụng platform lớn?
  • Ở Việt Nam mình có áp dụng được không?
  • Facebook cũng là một platform lớn và khá phổ biến ở Việt Nam, cũng đã có nhiều công ty tận dụng nơi này, vậy có cách nào khác để tạo nên sự khác biệt, tạo nên sự bức phá như Airbnb?
Để trả lời những điều này, tôi nghĩ mình còn cần phải tìm hiểu thêm nhiều nữa. Hẹn các bạn trong các bài sau để chúng ta cùng nhau giải đáp những thắc mắc này nhé. Còn trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với các bạn chủ đề “Bạn đang có những gì, và bạn cần những gì để trở thành Growth Hacker”.
See ya!

  • Kevin
    Toi khong tai nao thay duoc su khac biet lon giua digital marketing va growth hacking. Mac du co rat nhieu definition ve truong hop nay nhung thuc chat no kha tuong dau va giong nhau.
    • Loan Do
      Cám ơn câu hỏi của bạn. Theo tôi thì Growth Hacker thiên về cách bạn suy nghĩ để tìm ra sự bức phá và Digital Marketing chính là một công cụ mà Growth Hacker sử dụng để thử nghiệm. Trong các bài viết sau tôi sẽ nói rõ hơn về điều này, hi vọng bạn sẽ tiếp tục theo dõi. Thân.

0 nhận xét:

Airbnb: con đường từ một startup kiệt quệ đến doanh nghiệp tỷ USD

Like Pandora.vn để được cập nhật tin công nghệ chuyên sâu và nóng hổi!

Pandora.vn - Làm thế nào Airbnb từ một startup không tăng trưởng, lỗ dài ngày chỉ với doanh thu lẹt đẹt 200 USD/1 tuần có thể xoay chuyển thành một doanh nghiệp có doanh thu hàng tỷ USD? Hãy xem những bài học rút ra từ Joe Gebbia, đồng sáng lập Airbnb để có câu trả lời.
Năm 2009, Airbnb đã gần như phá sản. Như nhiều startup khác, họ thành lập công ty nhưng chẳng mấy ai để ý. Doanh thu của công ty cứ đì đẹt ở mức 200 đô la một tuần, chia cho 3 thành viên sáng lập tại San Francisco, tức là lỗ dài và không hề tăng trưởng. Theo lời Joe Gebbia - đồng sáng lập của Airbnb thừa nhận thì đồ thị tăng trưởng của công ty là một đường thẳng nằm ngang, trong khi ai cũng biết là các nhà đầu tư mạo hiểm luôn thích tìm những công ty có tăng trưởng đi lên ấn tượng. Và họ đã buộc phải dốc hết túi tiền.

Không phải lúc nào giải quyết bằng máy móc cũng tốt

Khi đó, Airbnb đang còn trong vườn ươm Y Combinator. Một buổi chiều, cả nhóm sáng lập cùng với Paul Graham xem xét các kết quả tìm kiếm cho thành phố New York trên Airbnb để cố gắng tìm ra điều gì chưa được và tại sao công ty không phát triển. Sau đó Gebbia nhận ra,
“Chúng tôi đã nhìn ra vấn đề. Có một điểm chung trong cả 40 kết quả tìm kiếm, đó là hình ảnh quá tệ. Toàn là ảnh xấu. Mọi người chỉ dùng camera điện thoại để chụp ảnh hoặc lấy ảnh ở trên mạng. Không ngạc nhiên khi chẳng có ai muốn đặt phòng vì người ta thậm chí còn không nhìn ra nổi họ đang trả tiền cho cái gì.”
Graham đã đưa ra một giải pháp rất thủ công và không “công nghệ” tí nào: đi tới New York, mượn máy ảnh và cùng với các đối tác chụp những tấm hình thật đẹp với độ phân giải cao để thay cho những tấm hình nghiệp dư xấu xí. Nhóm 3 người họ đã bắt chuyến bay sớm nhất để đến New York thực hiện nhiệm vụ. Vào thời điểm đó không có các số liệu cụ thể nào ủng hộ quyết định này. Họ chỉ đơn giản là cứ làm thôi. Kết quả thu được sau một tuần là: những bức hình đẹp đã làm tăng gấp đôi doanh thu lên 400 đô la một tuần. Đó là cải thiện về mặt tài chính đầu tiên của công ty sau 8 tháng. Và họ biết rằng họ đã đi đúng hướng.
Đó là một bước ngoặt đối với công ty. Gebbia cho biết rằng, lúc đầu, mọi người trong nhóm đều tin rằng cần phải làm mọi thứ theo kiểu rất “công nghiệp hiện đại”. Chỉ đến khi họ tự cho phép mình thử nghiệm những phương pháp “thủ công” thì công ty mới thoát khỏi chặng đường khó khăn.
“Ở thung lũng Silicon, chúng ta có một thiên kiến rằng mọi vấn đề phải được giải quyết theo kiểu công nghệ hiện đại bởi vì đó là nét đẹp của lập trình. Bằng một đoạn mã lệnh, ta có thể giải một hay 10 ngàn thậm chí 10 triệu bài toán tương tự nhau. Trong năm đầu kinh doanh, chúng tôi dán mắt vào màn hình máy tính giải quyết vấn đề bằng các dòng lệnh. Đó là một dạng giáo điều vô căn cứ. Chỉ đến khi gặp Paul Graham tại Y Combinator, về căn bản, đó là lần đầu tiên chúng tôi thấy mình được phép làm việc một cách thủ công, và tôi không bao giờ quên thời điểm đó, thời điểm đã đưa công ty sang một trang mới.”

Người thiết kế phải trải qua chính "nỗi đau" của người dùng mới có thể cho ra đời một sản phẩm tốt

Kinh nghiệm của Gebbia về nâng cấp hình ảnh đã chứng tỏ rằng các dòng mã lệnh không thể giải quyết tất cả các vấn đề khách hàng gặp phải. Dù máy tính và các phần mềm rất mạnh mẽ chúng cũng có những giới hạn nhất định. Các nhà khởi nghiệp ở thung lũng Silicon có xu hướng cảm thấy thoải mái với vai trò làm “anh hùng bán phím” của mình. Tuy nhiên, ra ngoài gặp gỡ khách hàng hầu như luôn là cách tốt nhất để đưa ra những giải pháp thông minh cho những vấn đề của họ.
Gebbia cho rằng những bài học đầu tiên ở trường thiết kế đã định hình tư duy của anh về phát triển khách hàng,
“Nếu đang làm một thiết bị y tế, chúng tôi cũng sẽ đi ra ngoài thế giới. Chúng tôi sẽ nói chuyện với các nhà đầu tư, với tất cả những người dùng sản phẩm y tế, bác sĩ, y tá và bệnh nhân và chúng tôi sẽ có những giây phút giác ngộ khi nằm xuống giường bệnh, được khám bởi chính thiết bị y tế đó và biết được cảm giác khó chịu của bệnh nhân là như thế nào. Từ đó sẽ tìm ra cách cải thiện thiết bị tốt hơn."
Điều này đã thôi thúc Gebbia đưa “trải nghiệm của bệnh nhân” thành giá trị cốt lõi của nhóm thiết kế. Tất cả các thành viên mới sẽ cảm nhận ngay lập tức khát khao “được trở thành bệnh nhân” khi bước vào nhóm.
“Mọi người có một hoặc hai tuần đầu tiên tham quan công ty và sau đó ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe. Chúng tôi đưa cho họ một bộ câu hỏi để trả lời và sau đó chia sẻ lại cho toàn công ty. Một điều tối quan trọng đó là tất cả mọi người trong công ty cần biết chúng tôi rất tin tưởng vào giá trị cốt lõi này, và chúng tôi sẵn sàng trả lương cho mọi người để dành một tuần đầu tham quan.”

Tại sao phải vào hải quân nếu bạn có thể trở thành cướp biển?

Dù Airbnb được vận hành chủ yếu dựa trên các số liệu nhưng họ không để các con số này thao túng mình. Thay vì phát triển theo cách phản ứng với các thang đo, các dữ liệu, họ thường bắt đầu với một giả thiết sáng tạo, đưa vào một thay đổi, xem xét ảnh hưởng tới công ty như thế nào rồi lặp lại quá trình này.
Gebbia cho hay,
“Tôi chẳng biết dữ liệu có ích gì nếu chúng ta không có một phương pháp tốt để kiểm tra lại. Dữ liệu hoàn toàn có thể sai lệch. Cách chúng tôi làm việc đó là khi chúng tôi có một ý tưởng chúng tôi sẽ thực hiện ngay cả khi chúng chưa khả thi trong việc mở rộng. Cách thức này đã được đưa vào văn hóa làm việc của công ty. Bạn sẽ làm một tên cướp biển, dấn thân đi thám hiểm và tìm kiếm của cải rồi quay về kể lại những câu chuyện của mình.”
Từng thành viên trong nhóm tại Airbnb đánh cược với những tính năng mới, sau đó tính toán xem có những thành quả ý nghĩa nào từ đó không. Nếu có, họ sẽ điều thêm cướp biển về hướng đó. Cấu trúc này khuyến khích nhân viên mạo hiểm có tính toán và năng suất trên danh nghĩa công ty để từ đó tiến tới sự phát triển những tính năng to lớn hơn. Điều này cho phép Airbnb có thể tiến rất nhanh và liên tục tìm ra những cơ hội mới.
Gebbia giải thích kĩ hơn ý tưởng này như sau:
“Chúng tôi cố gắng xây dựng một môi trường làm việc mà trong đó, mọi người ngay khi nhìn thấy dấu hiệu le lói của một thứ gì đó hy vọng, họ sẽ quăng thuốc nổ vào để làm vỡ bung ra thành một thứ gì khác to lớn hơn mà chưa ai từng có thể nghĩ tới.”

Tất cả mọi người học cách đóng góp trực tiếp vào sản phẩm ngay ngày đầu tiên

Là một phần của quá trình đào tạo nhân viên mới của Airbnb, công ty khuyến khích mọi người đóng góp tính năng mới ngay từ ngày đầu tiên. Điều này giúp học trở nên vững vàng và chứng tỏ rằng các ý tưởng lớn có thể nảy ra từ bất cứ ai. Phương pháp tiếp cận này có thể đem lại những kết quả bất ngờ. Ví dụ, có lần một nhà thiết kế của Airbnb được giao nhiệm vụ nho nhỏ là đánh giá lại chức năng đánh dấu bằng sao. Ở sản phẩm nguyên bản của Airbnb, người dùng có thể “đánh dấu sao” để thêm một danh mục nào đó vào danh sách mong muốn (wish list) của mình - một chức năng cơ bản. Gebbia nhớ lại:
“Nhà thiết kế mới của chúng tôi quay lại và nói “Tôi biết rồi!”. Tôi hỏi lại “biết rồi” là sao, anh mới dành có một ngày xem xét thôi mà? Anh ta tiếp tục: “Tôi nghĩ hình ngôi sao là thứ gì đó đem lại cảm giác khô khan như một công cụ thông thường thôi. Mà dịch vụ của chúng cần đem lại cảm giác đầy khát khao. Sao chúng ta không xem xét lại cái này? Tôi sẽ đổi hình ngôi sao thành hình trái tim.“ Tôi “ồ” lên một tiếng và bảo “được”. Rất thú vị, và chúng tôi làm. Khi thay đổi, chúng tôi đưa vào cả đoạn mã để theo dõi những thay đổi của người dùng.”
Đúng như mong đợi, một thay đổi đơn giản từ hình ngôi sao sang trái tim đã làm tăng hơn 30% doanh số. Tóm lại, cứ để mọi người làm cướp biển, đi tìm và mang về những thứ mới mẻ.

Lời kết

Chúng ta thường phải đi rất nhanh khi xây dựng sản phẩm ở giai đoạn startup. Rất vất vả vì ta cần phải đưa được ra sản phẩm. Gebbia cố gắng cân bằng thực tế này với sự cần thiết phải đổi mới tư duy bằng cách liên tục thúc ép nhóm của mình nghĩ rộng hơn.
“Mỗi khi có ai đưa đến cho tôi một thứ gì đó, bản năng đầu tiên của tôi khi xem xét nó là phải nghĩ rộng hơn. Đó cũng là một lời khuyên theo bản năng của tôi. Nghĩ rộng hơn. Bất kể nó là cái gì, cứ tách ra từng mảnh và xem chuyện gì xảy ra. Sau đó quay lại gặp tôi khi bạn đã nghĩ về nó hàng trăm lần, cho tôi biết nó trông như thế nào.”
Gia Khánh


Đọc thêm: http://pandora.vn/airbnb-con-duong-tu-mot-startup-kiet-que-den-doanh-nghiep-ty-usd-yhoNNPyaEAgP8.html#ixzz3dsMRXsbc
Follow us: @pandoravn on Twitter | pandoratechnews on Facebook

0 nhận xét:

About

Chúng tôi là đội ngũ làm website, marketting online chuyên nghiệp. Trang thông tin chính thức của chúng tôi là myhoian.com. Đến với chúng tôi , bạn sẽ nhận được sự tư vấn tin cậy, trang web ưng ý, sự hỗ trợ thân thiện.

Nhận xét

Loading...
.loadingxrcm {background:transparent url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg1MbDICVINdJ2VOosI42WTFoAQWoWaGfoipWxoo30hNjf_2HyKIijHyswYp7fpxP0suEDXGCBbpdbcz_GRDu31jodI_MaE91rtpc4e1lRMq1hqFTMMHHf7eNFLPKDVinbrMMEvttc_1kM/s1600/progress_ani.gif) no-repeat 50% 50%;width:32px;height:32px;display:block;margin:0 auto;text-indent:-9999px;} ul#kmtranimasi{text-align:left;font:normal normal 11px Verdana,Geneva,sans-serif} ul#kmtranimasi,ul#kmtranimasi li{margin:0;padding:0;list-style:none;overflow:hidden;position:relative} ul#kmtranimasi li{text-indent:0;height:90px;background:whiteSmoke;padding:0 8px;border:1px solid #DFDFDF;border-top:1px solid white} ul#kmtranimasi img{border-radius:9999px;overflow:hidden;background:#383838;border:0;float:left;margin:5px 5px 0 0} ul#kmtranimasi .ketkomt{overflow:hidden} ul#kmtranimasi .ketkomt a{display:block;color:white;font-weight:bold;overflow:hidden;background:#363636;border-radius:2px;float:left;padding:0 5px;margin: 5px 0 0 0;} ul#kmtranimasi .ketkomt span{font-size:8px;position:absolute;z-index:2;top:21px;border-radius:2px;display:block;line-height:14px;padding:0 5px;left:68px;background:white} ul#kmtranimasi p{margin:15px 0 0}

Contact Details

Mr Duan Tell: 0944210999 Email: thietkewebhoian@gmail.com Địa chỉ : 32/9 Nguyễn Duy Hiệu - Hội An