1. Xác định mục tiêu
Chẳng có mấy trang web doanh nghiệp được tính toán hợp lý . Doanh nghiệp thường thấy cần có web giống đối thủ, hoặc muốn được xem là những người đi trước thời đại. Nhà tiếp thị của các doanh nghiệp này cũng không dành thời gian để suy nghĩ kĩ xem tại sao họ cần trang web và muốn gặt hái được gì với nó. Kết quả là hầu hết các trang web không đem lại cho người truy cập những cái họ cần, cũng như không đem lại những kết quả mà doanh nghiệp mong đợi.
Hãy bắt đầu thiết kế hoặc chỉnh đốn website của bạn lại bằng một chiến lược cụ thể, bạn cần xác định rõ mục tiêu muốn đạt được là gì.
Bạn muốn họ mua hàng ngay trên website ? hay là bạn muốn họ gọi điện và nghe bạn giới thiệu và sản phẩm dịch vụ ? hay bạn muốn họ đăng kí tham gia một sự kiện do cty tổ chức ? Việc xác định mục đích rõ ràng ngày từ đầu bạn sẽ có cơ hội thành công hơn trong việc thiết lập trang web.
Tuy nhiên, cũng đừng tạo ra một trang web chỉ nói về cty mình. Bạn muốn trang web giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nào đó, nhưng những mục tiêu đó lại đòi hỏi tham gia của người khác, vậy nên hãy suy nghĩ về người khác. Họ là ai? Vì sao họ truy cập đến trang web của bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của họ. Hoặc hơn thế nữa, trực tiếp đi hỏi họ xem. Hãy cho họ những gì họ cần và rất có thể họ sẽ mang lại những gì bạn cần
2. Thiết kế cấu trúc website
Một khi đã biết rõ mục tiêu và biết khách hàng cần gì. Bạn có thể thiết kế cấu trúc cho trang web của đơn vị mình. Ngay từ trang chủ bạn hãy cho người truy cập vài lựa chọn, và từ trang tiếp theo ở tầng thứ 2 họ có thể đi sâu tiếp tục. Nếu khách hàng cứ phải vào đến trang thứ 3 mới tìm thấy thông tin thì họ sẽ mất đi sự tập trung; và nếu cần đến tầng thứ 4 thì họ sẽ rời khỏi trang web của bạn. Để có được một cấu trúc trang web phù hợp có thể rất mất thời gian, nhưng đó là điều cần thiết. Hãy tạo ra một cấu trúc có tính logic, cung cấp cho khách hàng nhưng thông tin họ cần và như vậy bạn đã có được một trang web hiệu quả.
3. Chọn tên miền
Bước tiếp theo là tìm cho trang web của mình một tên miền. Hãy dành thời gian suy nghĩ về một tên miền thích hợp. Bạn cần chắc chắn rằng tên miền cần mô tả về nghành nghề của doanh nghiệp và dễ nhớ
4. Lập ra doanh mục từ khóa ban đầu
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay làm sao để trang web của bạn xuất hiện ngay trên Top 1 Google khi người dùng tìm kiếm là một công việc không hề đơn giản. Khi thiết kế website bạn cần nghĩ ngay đến việc tối ưu cho công cụ tìm kiếm để dễ dàng lên Top. Các công cụ tìm kiếm đều dựa vào các từ khóa và các cụm từ để xác định các trang web trên kết quả tìm kiếm. Vì thế trước khi biên soạn nội dung trang web, hãy lập ra một danh mục các từ khóa và cụm từ quan trọng cho cty bạn . Hãy sử dụng các từ, cụm từ đó khi viết nội dung trên các trang. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả của website cty mình.
5. Biên soạn nội dung
Đến bước này bạn sẽ biên soạn nội dung cho website của mình. Nhiều công ty thuê hẳn những người viết nội dung chuyên nghiệp làm những việc này, nhưng bạn vẫn có thể tự làm. Nội dung giới thiệu hiệu quả luôn đơn giản và đi thẳng vào vấn đề, trắng viết một đoạn văn dài lê thê mà hãy chia nhỏ nó ra, thu hút người đọc bằng những tiêu đề và câu mở đầu hấp dẫn.
6. Cần nhắc việc sử dụng truyền thông đa phương tiện
Nội dung của trang web không nhất thiết là từ ngữ. Internet tốc độ cao đã phổ biến tạo thuận lợi cho các trang web tận dụng các ựng dụng về hình ảnh và âm thanh. Phương thức truyền tải này hấp dẫn hơn cho người truy cập hơn sử dụng các từ ngữ văn bản thông thường.
Nếu bạn sử dụng truyền thông đa phương tiện, đảm bảo rằng khách hàng có thể truy cập dễ dàng và nhanh chóng như xem văn bản. Nếu làm cho nó phức tạp thì khách hàng sẽ chẳng muốn xem nữa. Nếu làm đúng nó sẽ thu hút khách hàng của bạn ở lại trang web lâu hơn, truy cập thường xuyên hơn và mua hàng hiều hơn. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng. Tương lai của web sẽ giống như tivi hơn là một cuốn sách.
7. Cho phép người dùng tạo ra nội dung
Công nghệ đã phát triển đến mức người truy cập có thể thay đổi các nội dung. Họ có thể tự tạo ra nội dung, như nêu lên ý kiến trên website của bạn, hay thậm chí quay phim và tải lên web của bạn. Hãy suy nghĩ xem bạn làm cách nào để người dùng tạo ra nội dung trên website của mình. Nếu thực hiện một cách đúng đắng nó có thể làm cho trang web trở thành ngôi nhà thứ 2 cho người dùng và được Google đánh giá cực cao
8. Thiết lập hệ thống quản lí nội dung
Trang web của bạn cần có một hệ thống quản lí nội dung(back-end), để dễ dàng chỉnh sửa và đăng tải bài viết nội dung mới. Nếu không, trang web của bạn sẽ trở nên lỗi thời và kém chất lượng
9. Thiết lập trang Blog cho công ty
Bạn cũng cần tạo ra trang blog đăng tải các bài viết và xu thế trong ngành của bạn , điều này sẽ thu hút được người dùng đồng thời trang web của bạn sẽ được Google đánh giá cao vì tạo ra những thông tin mới và có giá trị
10. Truyền tải thương hiệu
Khi đã có nội dung, bạn cần xét đến giao diện và cảm nhận cho trang web, bạn có thể tự biên soạn nội dung nhưng không phải ai cũng biết thiết kế hay lập trình web nên bạn sẽ phải thuê một chuyên gia cho bước này.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu được một nguyên tắc của một trang web được thiết kế tốt đẻ đặt ra các yêu cầu cho người thiết kế web.
Việc lựa chọn người thiết kế và lập trình cũng có thể ảnh hưởng lớn đến thành công của trang web, vì thế hãy lựa chọn cẩn thận. Bạn nên tham khảo những sản phẩm họ đã thiết kế để xem chúng có phù hợp với thương hiệu và mục tiêu của mình không. Phải đảm bảo rằng có một hệ thống quản lí nội dung dễ sử dụng, đừng để phụ thuộc mãi vào người thiết kế và người lập trình nếu bạn muốn tự cập nhật và chỉnh sửa trang web mình sau này. Cần thống nhất ngay từ đầu với họ về cách thức tối hóa website trên google, cách trang web được bảo mật và lưu trữ. Đừng chấp nhận những bản báo giá tính theo số giờ thết kế mà hãy thống nhất giá cả ngay từ đầu và tránh những bất ngờ khó chịu có thể xảy ra sau này. Đừng ngại yêu cầu họ thay đổi thiết kế bạn đầu . Cũng chớ bị lừa bởi các cụm từ kĩ thuật .
Quan trọng nhất là hãy tìm người thiết kế và lập trình web bạn cảm thấy ưng ý và thấy họ hiểu rõ mục đích kinh doanh của bạn.
11. Đơn giản hóa, đơn giản hóa và đơn giản hóa
Người thiết kế vốn thích thiết kế, người lập trình thích lập trình, họ đều làm tốt công việc của họ, nhưng đôi khi họ lại đi quá xa và tạo ra những thiết kế cầu kỳ và những tính năng vô bổ cho các trang web đơn giản chỉ vì họ có thể làm như vậy, chứ không phải vì đó là những tính năng cần thiết. Hãy luôn hỏi họ xem mỗi tính năng giúp ích gì để đạt được mục đích chiến lược của bạn. Và nếu cái nào không giúp được thì cứ bỏ đi
Hãy luôn hướng tới việc đơn giản hóa. Phải làm cho người truy cập dễ dàng tìm kiếm thông tin, đảm bảo một cơ chế luân chuyển đơn giản. và dễ sử dụng nhất. Bạn cần đảm bảo rằng chỉ cần một cú nhấp chuột là người truy cập có thể quay lại trang chủ, các đường link đổi màu khi đã được lựa chọn. Và cuối cùng so sánh trang web của bạn với các trang tương tự.
12. Giữ cho website thật dễ truy cập
Hãy đảm bảo là mọi người, kể cả những người khuyết tật, cũng có thể dễ dàng truy cập trang web của bạn . Điều đó không chỉ cần thiết mà còn tạo ra ý nghĩa cho doanh nghiệp. Chỉ cần vài điều chỉnh nhỏ, bạn có thể tăng đáng kể lượng người có thể truy cập được trang web của mình. Để tìm hiểu những thông tin này bạn có thể tham khảo tại www.w3.org
13. Thu thập phản hồi người dùng
Trước khi hoàn tất việc chỉnh đốn website, bạn nên tiến hành vài thử nghiệm. Hãy bắt đầu với chính mình và đồng nghiệp cùng sử dụng trang web, đảo bảo mọi đường liên kết đều đúng, mọi nội dung đều hoàn chỉnh và có mọi thứ cần thiết. Sau đó hãy tham khảo ý kiến khách hàng.
14. Bắt đầu với thử nghiệm của người dùng
Việc người dùng làm trên trang web có thể sẽ rất khác so với những gì họ nói . Do đó khi hỏi xem họ nghĩ gì về trang web. Bạn cũng nên quan sát xem họ dùng nó thế nào. Hãy sử dụng Google Analytics, một công cụ miễn phí dễ sử dụng giúp bạn biết được lượng người truy cập trang web của mình và nhiều thông tin khác nữa.
Nếu tiến xa hơn bạn có thể dùng các công cụ đắt tiền giúp bạn giám sát mọi hành vi và phân tích tâm lý khách hàng để tìm hiểu xem điều gì hấp dẫn với họ , hay giúp bạn đánh giá những thay đổi về thiết kế trang web có ảnh hưởng như thế nào tới tỉ lệ chuyển đổi …
15. Điều chỉnh trang web cho phù hợp
Dù gì cũng đừng bỏ quên những thứ bạn đã đầu tư xây dựng lên, khiến nó dần phai nhạt và rơi vào quên lãng. Bạn cần làm cho trang web trong mới mẻ với nội dung mới, và phải sử dụng những kết quả thử nghiệm và phân tích về người dùng để liên tục điều chỉnh trang web, đem lại cho người dùng những cái họ cần một cách tốt hơn từ đó cải thiện tỉ lệ chuyển đổi.
0 nhận xét: