Điện thoại: 0944210999

Xem xét chỉ số phổ biến khách sạn của TripAdvisor

Xem xét chỉ số phổ biến khách sạn của TripAdvisor

Đối với nhiều khách sạn và khách hàng của họ, Chỉ số phổ biến của khách sạn trên TripAdvisor (Popularity Index) – một xếp hạng theo địa danh dựa trên số lượng, chất lượng và thời gian của nội dung viết về khách sạn trên site – là một công cụ không thể thiếu và có tác dụng.
Ngay cả khi TripAdvisor, tự mô tả là “cộng đồng du lịch lớn nhất trên thế giới”, – đối mặt với sự cạnh tranh và cáo buộc về  những đánh giá ẩn danh không được xác minh – và gần đây đệ trình một hệ thống xếp hạng cho phép người dùng đánh dấu các khách sạn, nhà hàng và điểm tham quan mà không cần một nhận xét được viết ra – thì theo chuyên gia tư vấn khách sạn Daniel Edward Craig, chỉ số của TripAdvisor “có thể có tác động đáng kể tới nhu cầu và mức giá của khách sạn bởi nhiều nhà quản lý khách sạn đang bị ám ảnh về thứ hạng của họ trên site.”
Trong khi các khách sạn có thể trả tiền để có thông tin bổ sung trong thông tin của họ trên site này, TripAdvisor nói chỉ số phổ biến của nó, được cập nhật hàng tuần, là “hoàn toàn tự nhiên” với “những kết quả không phải do trả phí” tác động tới đầu ra.
Một trong những yếu tố lớn nhất xác định chỗ đứng của một khách sạn là số lượng các đánh giá gần đây, nó giúp lý giải làm thế nào mà khách sạn Casablanca Hotel chỉ với 48 phòng nhưng có tới 30 đến 60 nhận xét một tháng có thể xếp thứ 1 trong số 420 khách sạn ở New York City. Ngược lại, mặc dù các nhận xét cũ hơn vẫn tiếp tục được hiển thị trừ khi một khách sạn có thể chứng minh sự thay đổi về quản lý, chúng ít tác động tới xếp hạng của một khách sạn.
Trong một sự thay đổi gần đây, 100 triệu du khách đăng ký kết nối Facebook của họ với tài khoản TripAdvisor sẽ thấy các cơ sở lưu trú trên TripAdvisor được nhận xét bởi những người bạn Facebook trước tiên, không kể tới thứ hạng phổ biến của chúng.
Nhưng một số nhà phê bình cho rằng Chỉ số phổ biến của khách sạn, cũng như các đánh giá mà nó dựa vào, không luôn luôn mang tới cái nhìn chính xác – hay thậm chí phân loại khách sạn đúng đắn.
Chris Emmins của Kwikchex, một công ty quản lý danh tiếng của Anh, cho biết trong khi TripAdvisor “thực hiện một công việc tuyệt vời đối với rất nhiều người, chỉ số phổ biến của nó có thể được điều khiển dễ dàng và đáng kể”. Hồi đầu năm nay, Cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo của Anh đã xác nhận một khiếu nại từ Kwikchex và hai khách sạn cho rằng từ ngữ trên website TripAdvisor ở Anh gây hiểu lầm bởi công ty không thể chứng minh các đánh giá là trung thực hoặc từ du khách thực.
Trước khi xác nhận một nhận xét, người dùng TripAdvisor phải đánh dấu vào ô nói rằng bình luận là “dựa trên trải nghiệm riêng của tôi và là ý kiến trung thực của tôi về khách sạn này, và tôi không có quan hệ cá nhân hay công việc gì với cơ sở này, và không được cung cấp bất kỳ ưu đãi hay trả công nào cho việc viết nhận xét này.”
TripAdvisor nói hãng có chính sách không khoan nhượng với sự gian lận, dựa trên cả phản hồi từ những người nhận xét khác và chính nguồn lực nhân viên của mình để truy ra những giả dối. Dưới 1% của 555,000 cơ sở lưu trú được đánh giá bị “dấu hiệu đỏ”, một hộp được đặt cạnh thông tin của khách sạn trên site khi TripAdvisor tin rằng các nhận xét được điều khiển.
Tuy nhiên, Emmins nói, động cơ tài chính của việc được xếp hạng cao tại một địa danh lớn tới mức quảng cáo lừa dối có thể có lấn át sự trung thực.
Hồi đầu tháng này, ông chỉ rõ, một người nhận xét trên TripAdvisor cho Buccament Bay xếp hạng hai trên đảo St. Lucia thuộc vùng Caribe “xác nhận rằng một nhận xét hay ho cô ấy đã viết hồi năm ngoái là giả mạo, và cho rằng đó là một trong số nhiều nhận xét giả tạo được đăng bởi những nhà đầu tư vào khách sạn. Sau một thời gian ngắn, cả nhận xét hay ho và “tuyên bố” kia đã bị TripAdvisor xóa.”
Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm toàn cầu của TripAdvisor, Adam Medros, nói công ty cắt lọc những nhận xét “khi có những yếu tố mà chúng tôi thấy có sự nghi ngờ”, và nói công ty đang điều tra các cáo buộc hiện tại về Buccament Bay. Trong một phản hồi hồi tháng 5/2011 tới một người nhận xét khác, tổng giám đốc của khu nghỉ dưỡng đã viết rằng “toàn bộ các nhận xét được viết bởi nhà đầu tư đã được gỡ bỏ.”
Hơn nữa, trong chỉ số phổ biến của TripAdvisor, tiêu chuẩn để được xếp vào thư mục khách sạn (so với một B&B, cho thuê kỳ nghỉ hay lưu trú hạng đặc biệt, tất cả chúng đều có thư mục riêng) có thể thay đổi. Ví dụ minh họa: Wyndham La Belle Maison, một khu nghỉ dưỡng cho thuê kỳ nghỉ trong gần 1 năm đã xếp hạng 1 trong số 149 khách sạn ở New Orleans. (Trong tuần này, nó giữ vị trí số 1 trong số 13 cơ sở lưu trú đặc biệt của thành phố.)
Những cơ sở được xếp vào thư mục khách sạn phải có quầy lễ tân 24 giờ, phòng tắm riêng, và dịch vụ phòng hàng ngày đã bao gồm trong mức giá, không có yêu cầu tối thiểu 3 đêm/lần nghỉ và mở cửa cho việc đặt phòng công cộng. Cũng giống như các khu cho thuê kỳ nghỉ khác của Wyndham (bao gồm Avenue Plaza Resort, hiện xếp hạng 41 trong số các khách sạn ở New Orleans), La Belle Maison không có người phục vụ phòng hàng ngày – nhưng Medros cho biết, bởi không ai nói tới thực tế này trên site cho tới gần đây, vì vậy nó không bị đánh dấu.
By Laura Bly

1 nhận xét:

Tìm kiếm khách hàng du lịch qua Internet


Bạn làm tại công ty du lịch và băn khoăn, chưa biết kiếm những khách hàng có nhu cầu đi du lịch ? Tôi sẽ chia sẻ với bạn cách để tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu đi du lịch một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Có 3 nguồn để bạn tìm kiếm:
1. Khách hàng cũ:


Xem lại thông tin khách hàng cũ, khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty năm ngoái, năm kia, ... lâu hơn nữa. Liên lạc lại với họ và mời chào họ qua email, qua chat, qua điện thoại.
2. Khách hàng mới:


Có nguồn khách hàng mới bạn nên quan tâm.
1. Những khách hàng có nhu cầu cao:


Họ là những người đặt câu hỏi trên các websitesite tư vấn du lịch hoặc các diễn đàn, blog, các trang hỏi đáp như Tour, tripadvisor, yahoo answer, google giải đáp, hỏi đáp vật giá,....


Họ muốn đi du lịch, muốn tham khảo xem đi đâu và lộ trình thế nào,.... bạn hãy tư vấn cho họ bằng kinh nghiệm của mình, sau đó để đường link website của bạn lại để đề xuất cho họ.


Cách để tìm những diễn đàn về du lịch >>> hãy tra trên Google từ khóa: du lịch + vbb ; diễn đàn + du lịch ; chia sẻ kinh nghiệm du lịch, blog du lịch, ...
2. Khách hàng có nhu cầu chưa cao.


Những khách hàng này có nhu cầu đi du lịch, nhưng vì một lý do nào đó họ chưa đi (chưa có thời gian, chưa có tour du lịch hấp dẫn, ko có người đi cùng, thiếu tiền,...). Bạn cần nhắc nhở, giới thiệu, dụ dỗ họ tham gia. Bằng cách nào ?


Hãy phát triển facebook, twitter và lên đó thêm bạn, fan. Sau đó khi website của bạn có 1 tour du lịch mới, hay, hấp dẫn >>> hãy chia sẻ với mọi người. Chia sẻ nó với những người bạn của bạn rồi họ sẽ chia sẻ lại thông tin đó với hàng ngàn người bạn khác. Hãy để mọi người lại chia sẻ nó giùm bạn. Với internet, chia sẻ chính là thành công.


Hãy tham gia ngay các mạng xã hội: facebook, twitter, zingme, tag, link hay, buzz.vn, .... và tìm kiếm khách hàng một cách nhanh chóng.
3. Để khách hàng tìm đến bạn qua Google.


Hãy nhớ là ai cũng có nhu cầu đi du lịch, nhưng điều cản trở họ là thông tin và giá cả Tour, và quan trọng nhất đi Tour đó khách hàng được điều gì? sự thoải mái, phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, cơ hội giao lưu gặp gỡ nhiều bạn bè. Hãy show ra cho Khách hàng của bạn thấy điều đó. Những cảnh nào đẹp, những món ăn nào ngon, những cỗ nào thú vị, lãng mạn hãy chụp, viết, đưa vào website của bạn.


Hầu hết các thông tin trên các website du lịch của Việt Nam rất nghèo nàn, bạn hãy làm tiên phong và thu hút được lượng khách hàng nhiều, nhanh chóng đến không ngờ.


Trên đây là các cách đơn giản nhất để có được khách hàng qua Internet.


Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn và có tư vấn cụ thể, xây dựng một kế hoạch phát triển cho website, công ty du lịch của mình. Hãy gọi cho MyHoian theo số Hotline 0944210999.


Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nên làm gì? làm thế nào? để thu hút khách hàng du lịch online, website bạn nên xây dựng như thế nào? cần phải có chức năng gì để thu hút khách hàng ?

0 nhận xét:

TripAdvisor: Câu chuyện về việc mở rộng quy mô



[TheBusiness] - Bạn nghĩ rằng việc mở rộng quy mô chỉ đơn giản như chuyến đi dạo trong công viên thôi sao? Hãy nghĩ lại đi. Câu chuyện về TripAdvisor dưới đây của tác giả Jeff Bussgang trên Inc là câu trả lời rõ ràng nhất.

TripAdvisor có lẽ là 1 trong các công ty đáng kinh ngạc nhất tôi từng biết, do vậy tôi thực sự hứng thú với việc khai thác mô hình kinh doanh của họ bài viết này. Đó là 1 công ty đã nhận 4 triệu USD tiền đầu tư để xây dựng nên 1 công ty mà ngày nay, giá trị vượt quá 4 tỷ USD.

Như đã nói, việc mở rộng quy mô thực sự rất khó khăn. Rất khó khăn. Như chúng ta đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp với tốc độ phát triển vượt bậc như Groupon và Zynga, việc sử dụng chiến lược “khởi nghiệp tinh gọn” (Lean startup) làm nền tảng để tạo ra mô hình kinh doanh lớn, vững bền và có thể thể phát triển mở rộng dễ dàng là 1 nhiệm vụ rất khó và đặc biệt. Đó là mục đích của bài viết này: Làm nổi bật những công ty đã xây dựng mô hình kinh doanh lớn, vững bền và đem lại lợi nhuận tăng theo quy mô, ngoài bộ 3 khổng lồ Google/Amazon/Facebook.

Bạn có thể đã biết về Akamai, 1 công ty tận dụng tối đa sức mạnh của mạng lưới quan hệ chuyển từ 1 sản phẩm sang xây dựng 1 nền tảng đem về hàng tỷ USD doanh thu và hiện nay, đã trở thành 1 phần quan trọng trong lĩnh vực Internet. TripAdvisor lại thiên nhiều hơn về câu chuyện thành công của dịch vụ Internet cho người dùng truyền thống, nhưng với mạng lưới mạnh hơn và một mô hình kinh doanh hấp dẫn. Phép thuật, có lẽ vậy.
Lịch sử của TripAdvisor: 2 lần thay đổi lớn

Được thành lập năm 2000 bởi Stephen Kaufer và Langley Steinert tại Boston, TripAdvisor là trang web du lịch cung cấp đánh giá và thông tin liên quan về các địa điểm du lịch trên thế giới cho người dùng. Công ty hiện ngày càng mở rộng hơn - với 65 triệu khách xem trang mỗi tháng đối với 1 trang đánh giá khách sạn, nhà hàng trên khắp thế giới. Tôi nhớ năm ngoái tôi vào tận một phòng café sâu trong rừng nhiệt đới ở Costa Rica và thấy một bảng hiệu ở đó, xin các khách hàng đánh giá tích cực về cửa hàng này trên TripAdvisor.

Nói chuyện với CEO kiêm đồng sáng lập TripAdvisor Stephen Kaufer, tôi lại nhớ tới sự thật rằng công ty đã bắt đầu với một mô hình kinh doanh khác hoàn toàn.Trong lần đầu gặp Kaufer khi ông còn là Phó Chủ tịch Kỹ thuật tại công ty phần mềm Centerline, một đơn vị khởi nghiệp với công cụ phát triển phần mềm, tôi còn là anh sinh viên năm 2 tại trường Cao đẳng. Ông là bạn cùng lớp công nghệ máy tính của tôi tại Harvard và trong khi tôi đang tìm kiếm người làm thêm dịp hè cho vị trí phát triển phần mềm, tôi đã tìm thấy anh ta trong danh sách cựu sinh viên. Khi thành lập TripAdvisor, Kaufer muốn sử dụng các kỹ năng chuyên sâu về kỹ thuật để sử dụng chúng cho hệ thống tìm kiếm du lịch. Điều đó đồng nghĩa với việc xây dựng 1 cơ sở dữ liệu thông tin du lịch khổng lồ để cung cấp hệ thống tìm kiếm như các trang Expedia và Travelocity.

Kaufer đã kể với tôi về 1 số khó khăn đã xảy ra - sau 1,5 năm, ông vẫn chưa có 1 khách hàng nào, không có doanh thu và đã hết sạch tiền. Sau đó, sự kiện 11/9 xảy ra và ngành công nghiệp du lịch đi xuống. Kaufer lo sợ rằng startup của ông sẽ không thể phát triển được. May mắn thay là công ty đã xây dựng TripAdvisor.com như 1 trang mẫu cho khách hàng tương lai thấy một hệ thống tìm kiếm chuyên dụng có thể làm gì. Khi ông thấy TripAdvisor.com có thể bắt đầu tăng lưu lượng truy cập, ông đã quyết định theo đuổi mô hình kinh doanh dựa vào quảng cáo trực tuyến với các banner quảng cáo. “Theo đuổi B2C đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ bị đe doạ khá nhiều và nó hoàn toàn không nằm trong DNA của chúng tôi,” Kaufer nhắc lại. Nhưng việc thử nghiệm các giả thuyết cũng là một phần trong DNA của công ty, cũng như đánh giá dữ liệu để từ đó học hỏi và thay đổi. TripAdvisor khi đó đã áp dụng mô hình khởi nghiệp tinh gọn với 1 nhà sáng lập tập trung vào kỹ thuật và sản phẩm.

Sau vài tuần liền không có người click vào quảng cáo, Kaufer đã quyết định thay đổi lần 2: sử dụng mô hình thu tiền mỗi lượt nhấp. Mỗi lần 1 khách hàng nhấp vào xem khách sạn để đặt phòng, TripAdvisor sẽ thu 1 khoản tiền từ khách sạn đó. Và đột nhiên, mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Ba tháng kể từ khi áp dụng mô hình mới này, TripAdvisor đã thu về 70.000 USD mỗi tháng và thậm chí hoà vốn ngay lập tức. Công ty khi đó đã thu lãi hơn bao giờ hết. Kaufer ban đầu thuê các biên tập viên để kết nốt các bài viết du lịch hấp dẫn và kết nối tới họ, sau đó cho phép người dùng đăng các đánh giá lên trang theo ý thích. Khi công ty nhận thấy phần đánh giá của khách hàng thu hút nhiều người nhất, họ lại điều chỉnh tập trung vào đánh giá người dùng, mảng nội dung mới, trung thực có sẵn mà không tốn của công ty 1 đồng nào sản xuất.
TripAdvisor và Expedia

Cùng với các thay đổi đó, TripAdvisor đã phát triển nhanh chóng và thành công rực rỡ. Công ty đã đồng ý để Expedia/IAC mua lại năm 2004 với mức giá 210 triệu USD tiền mặt, đem lại lợi ích lớn cho cả đôi bên, đặc biệt là với mức hiệu suất hấp dẫn: Họ chỉ mới gây vốn được 4 triệu USD đầu tư mạo hiểm. Tại Expedia, TripAdvisor bắt đầu phát triển và thành công – trang thể hiện các quảng cáo của Expedia trên trang và thu lợi nhuận doanh số từ mỗi lượt nhấp chuột của khách hàng. Expedia sau đó chiếm tới 1/3 doanh số công ty. Tháng 12/2011, Expedia nhận thấy họ chưa kiếm được đủ số lợi nhuận kinh tế cần thiết từ TripAdvisor do đó, TripAdvisor bị đẩy ra thành công ty riêng, với giá cổ phần trên sàn chứng khoán đạt mức 4,8 tỷ USD.
So sánh với Akamai

Có 1 vài điểm tương đồng trong câu chuyện của TripAdvisor so với Akamai tuy nhiên cũng có 1 số sự khác biệt. Nhà sáng lập TripAdvisor Stephen Kaufer là 1 nhà khởi nghiệp kỹ thuật bình thường, người đã phát triển cùng với công ty và là một người dẫn đầu hoàn hảo. Kaufer nói với tôi rằng ông luôn nghĩ ông sẽ bị đá ra và bị thay thế bởi hơn trăm nhân viên. Với 1.300 nhân viên và 12 năm kể từ khi thành lập, ông vẫn là CEO của công ty. Dù các nhà khởi nghiệp tại Akamai đều là dân kỹ thuật, họ đã thuê Paul Sagan và George Conrades để hoạt động công ty từ những ngày đầu tiên. Sagan khi đó có thể coi như là nhà đồng sáng lập và cũng đã ở trong công ty trong suốt 12 năm qua. Một lãnh đạo luôn đi nhanh với các sự cải tiến, kết quả và quy mô quản lý cũng tốt hơn theo thời gian. Không chỉ lãnh đạo từng tập trung vào việc “thoát ra”, việc tập trung xây dựng doanh nghiệp lớn có thể sẽ vững bền hơn hết.
Tương lai của TripAdvisor



TripAdvisor có một mô hình kinh doanh thần kỳ, nhưng du lịch vẫn là thị trường đầy cạnh tranh. Google đã mua lại công ty ITA với giá 700 triệu USD và gần đây nhất là công ty hàng đầu trong nội dung du lịch, Frommer, là một minh chứng cho thấy rất nhiều các công ty đang theo đuổi mô hình kinh doanh của TripAdvisor do nhìn thấy mức lợi nhuận hấp dẫn mà TripAdvisor đã thu được.




Điều đó cho thấy, dù tương lai có ra sao, 12 năm khó khăn thành lập, phát triển và mở rộng công ty của TripAdvisor chắc chắn sẽ mang lại các giá trị lớn trong tương lai.




Vậy từ câu chuyện của TripAdvisor chúng ta học được những bài học gì về mở rộng quy mô? Phần tiếp theo của bài viết về những bài học rút ra từ câu chuyện của TripAdvisor sẽ được Vcamp gửi đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.




Nguồn: Inc.com











Tiếp theo Phần 1 về câu chuyện mở rộng quy mô của TripAdvisor, Vcamp xin gửi đến các bạn phần 2 của bài viết với các bài học rút ra từ trường hợp của TripAdvisor.

Bài học về mở rộng quy mô



Bài học số 1 : Tập trung tìm kiếm một mô hình kinh doanh tuyệt vời

Sau một vài tìm kiếm, TripAdvisor đã tìm ra một mô hình kinh doanh thần kì, thể hiện rõ công dụng của social media và tận dụng thông tin nội dung của người dùng triệu để. Các thông tin vốn miễn phí và người dùng thường tự nguyện chia sẻ các đánh giá nhận xét của họ. Những khách hàng này sẵn lòng chia sẻ những thông tin và trải nghiệm của họ mà chẳng đòi hỏi phải nhận lại được gì. Việc thu nhận thông tin khách hàng chủ yếu được dựa vào tìm kiếm tự nhiên ( nghệ thuật của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay SEO vốn được phát minh ra từ TripAdvisor) nhờ vào lượng khổng lồ thông tin , lịch sử lâu dài và thuật toán tìm kiếm thông thái của Google. Các nhà quảng cáo đến với website và bị thu hút bởi các kênh dịch vụ cá nhân, vì vậy chẳng cần tập trung vào lượng bán hàng lớn hay đội ngũ quản lí tài khoản. Kết quả là, , lợi nhuận gộp rất cao ở 98% và tỉ số EBITDA là 47%. Cứ thử nghĩ về nó như thế này. Cứ mỗi đô thu được, công ty có thể kiếm được phân nửa của số đó. Mafia cũng chỉ có thể kiếm được đến mức đó mà thôi. Trong thế giới công nghệ và internet khách hàng đầy cạnh tranh, thật khó tìm được công ty có lãi như TripAdvisor.
Tripadvisor là một ví dụ kinh điển của kinh doanh mạng lưới hiệu quả và nhắc nhở về mạg lưới tài chính hiệu quả có thể mở rộng được quy mô. Có ba mặt trong một mạng lưới: khách hàng, người bán hàng và người quảng cáo. Mạng lưới sẽ có giá trị hơn nếu nó phát triển với từng chủ thể, với nhiều khách hàng cung cấp các thông tin hữu ích, nhiều người bán hàng cung cáp các lựa chọn du lịch và nhiều quảng cáo cung cấp các deal và chương trình đặt vé tiện lợi. Chu kì thú vị này đã thúc đẩy sự phát triển và giúp công ty đạt giá trị cao một cách đầy hiệu quả. Bảng bên dưới thể hiện khả năng tài chính của công ty trong những năm gần đây, với dự báo doanh thu năm 2012 là 767 nghìn đô và EBITDA là 339 ngìn. Với tỉ lệ tăng trưởng 20-25% như hiện nay, TripAdvisor sẽ sớm gia nhập câu lạc bộ doanh thu 1 tỉ đô trong năm 2014. Vốn thị trường 4.8 tỉ đô là 6 lần doanh thu và 13 lần EBITDA, không quá khủng khiếp khi ta so sánh hai con số này

Ở bảng bên cạnh, tôi nghĩ rằng sẽ khá thú vị khiso sánh đơn vị kinh tế của TripAdvisor với Yelp và foursquare. Tôi lấy một vài số liệu có liên quan –lượng khách đăng nhập, doanh thu và vốn thị trường, và tính toán một tỷ lệ để chứng minh TripAdvisor đã làm tốt công việc kinh doanh dựa vào khách hàng. Đây là lượt người truy cập, với một số ước tính cho foursquare dựa trên một số các báo cáo của họ:

Theo như biểu đồ bên dưới, TripAdvisor luôn kiếm được 12 đô hàng năm với mỗi người dùng so với 1 đô của Yelp .

Tuy nhiên, trên một mặt thị trường vốn, mặc dù có một lợi thế 12x về khả năng kiếm tiên, công ty có giá trị chỉ gấp hai lần Yelp cho mỗi người dùng theo Wall chỉ cao hơn khoảng 25% so với foursquare, dựa trên báo cáo tài chính gần đây nhất của nó .
Bài học số 2: Luôn luôn giữ cảm giác khẩn cấp


Miêu tả của Kaufer về văn hoá TripAdvisor và quá trình phát triển cho thấy nổi bật lên rằng ông đã luôn giữ được cảm giác khẩn cấp, ngay cả khi quy mô tương đối lớn. “Dù chúng tôi có lớn như thế nào, tôi sẽ luôn giữ tinh thần khởi nghiệp,” Kaufer chia sẻ.


"Chúng tôi tự buộc mình phải ra mắt sản phẩm hàng tuần trong nhiều năm liền...ngay cả khi có hàng trăm nhà phát triển sẵn sàng làm việc với cơ sở code chung. Nếu đội ngũ của tôi nói họ muốn ra mắt tính năng mới trong 2 tháng, tôi sẽ hỏi họ thật kỹ vì sao họ không thể làm điều đó trong vòng 2 tuần. Một cách nào đó, tôi rất thích đóng vai “Gã CEO điên không hiểu sự khó khăn khi xây dựng và ra mắt sản phẩm” để thúc đẩy nhân viên.”


Tôi biết nhiều CEO không thúc ép nhân viên đến như vậy. Tôi cho rằng Kaufer làm vậy do ông từng là phó giám đốc kỹ thuật và sẵn sàng thách thức đội ngũ sản phẩm.


Bài học số 3: Giữ sự tập trung vào sản phẩm


Kaufer miêu tả cho tôi thấy với gốc rễ là kỹ sư, công ty luôn giữ nền văn hoá thử nghiệm và học tập, đảm bảo sản phẩm luôn được chú trọng. “Tôi rất vui với việc tập trung vào xây dựng các sản phẩm tuyệt vời,” ông nhận xét ngắn gọn. “Tôi có thể đảm bảo sự tập trung trong quá trình phát triển do tôi có 1 đội ngũ điều hành tuyệt vời, những người thích làm những việc mà tôi không muốn làm”.


Phó Chủ tịch kỹ thuật của công ty đã viết một bài dài về cách mà nền văn hoá kỹ thuật được mở rộng và bày tỏ lòng tôn trọng đối với vai trò các kỹ thuật viên mà theo tôi nghĩ, nó khá là thú vị: “Chúng tôi không có “kiến trúc sư” - ở TripAdvisor, do đó nếu anh thiết kế bất kỳ cái gì, anh phải tự code nó, và tất nhiên, anh phải tự thử nghiệm. Các kỹ thuật viên thường không muốn mạo hiểm, không muốn làm quá sức của mình, sẽ chỉ làm vướng chân họ.” Nói 1 cách khác, chỉ có một số các nhà phát triển hợp với văn hóa của TripAdvisor - đó là những người tập trung vào xây dựng các sản phẩm vĩ đại, cũng như CEO của họ vậy.


Bài học số 4: Sẵn sàng hỗ trợ khởi nghiệp


Kaufer nói về kỹ thuật xây dựng trung tâm khởi nghiệp trong khi mở rộng như sau: “Bất kỳ khi nào anh muốn mở rộng, tôi có 1 câu hỏi - anh sẽ xây dựng nó dưới trướng công ty hay tiếp nhận các công ty khác và giữ chúng riêng rẽ? Tôi muốn giữ chúng tách biệt hẳn, đem lại cho mỗi dự án sự quan tâm đúng mực. Dù đó là xây dựng cho công ty hay anh muốn ươm mầm dự án thông qua sát nhập (chúng tôi đã sáp nhập hàng loạt công ty), chúng tôi sẽ để cho nó hoạt động riêng rẽ. Sử dụng các đội ngũ riêng biệt, quan tâm vừa đủ nhưng đừng để chúng đi xuống cùng với công ty mẹ”.


Ví dụ, 1 trong các dự án của công ty, FlipKey, đang thuê đội ngũ kỹ thuật, cũng như các đội ngũ khác trong công ty. Ông ta chỉ nói họ là hãy ra ngoài và tìm kiếm các kỹ thuật viên tốt nhất có thể và thuê họ mà không thông qua quy trình tuyển dụng chung, như vậy sẽ không xung đột với việc tuyển dụng của các dự án khác.


Tương lai của TripAdvisor


TripAdvisor có một mô hình kinh doanh thần kỳ, nhưng du lịch vẫn là thị trường đầy cạnh tranh. Việc Google gần đây đã mua lại công ty ITA ở Cambridge và công ty hàng đầu về nội dung du lịch, Frommer, là một tín hiệu cho thấy các công ty khác đang theo đuổi mô hình kinh doanh của TripAdvisor.


Điều đó cho thấy, dù tương lai có ra sao, các bài học từ hành trình 12 năm thành công của TripAdvisor sẽ tiếp tục đem lại giá trị trong tương lai.


TK (Vcamp.vn)


Nguồn: Inc.com

0 nhận xét:

Sai lầm đăng ký Tài khoản Tripadvisor

Mặc dù tripadvisor xử lý việc đăng ký thành viên tự động, nhưng nó đủ thông minh để dự báo và cô lập các tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ, xuất phát các yếu tố nhỏ nhặt như sau:
(Xem hình Sign_up):
  • Địa chỉ thư điện tử không có thật, hoặc nhầm lẫn (Email address)
  • Họ và tên chứa ký tự vô nghĩa (First name, Last name)
  • Tên đại diện chứa ký tự vô nghĩa (Display name)
  • Thành phố đăng ký sai lệch so với thực tế (Current City, Location)
Ở đây sai sót phổ biến thường nằm ở việc xác định nhầm Location. Có thể bạn đang ở Hà Nội, bạn kết nối Internet và đăng ký tài khoản, bạn cứ nghĩ mình đã khai báo đúng Location là Hà Nội, nhưng thực tế không phải vậy, Location của bạn cần dùng chính là Location của IP máy tính, hãy khoan lo lắng về thông tin kỹ thuật đó, hãy sử dụng whatismyipaddress.com để biết chính xác mình đang ở đâu và IP của mình là gì (Xem Whatismyipaddress).

Trong một số trường hợp, mặc dù khai báo sai Location, ở mức nhẹ, (Ví dụ: Bạn ở Hanoi nhưng lại đăng ký với Location là Danang, đều là các thành phố thuộc Việt Nam) bạn vẫn có thể đăng được review, tuy nhiên về sau review sẽ bị đặt vào trạng thái phải xác nhận theo kiểm tra (Verify), nếu bạn không theo dõi email thường xuyên, khi quá hạn xác nhận, review của bạn sẽ bị xóa hủy. Còn với các tài khoản sai Location nghiêm trọng (Ví dụ: Bạn ở Hanoi, Vietnam nhưng lại đăng ký với Sydney, Australia), bạn đừng mong các tài khoản này qua mặt được Tripadvisor, trừ phi bạn biết kỹ thuật đổi IP máy tính của mình (Sẽ có bài viết hướng dẫn).

Một sai sót phổ biến nữa là sử dụng sai hoặc nhầm địa chỉ email. Mặc dù Tripadvisor cho phép bạn đăng ký với email bất kỳ mà không cần xác nhận tài khoản qua email (Một số diễn đàn, thành viên sau khi đăng ký sẽ cần bấm vào link xác nhận gửi đến email của họ), nhưng nếu sử dụng email không có thật, chẳng sớm thì muộn các review của bạn đều bị xóa hủy. Bởi lẽ, Tripadvisor thường xuyên gửi email đến các tài khoản thành viên, email nào không nhận được thông tin và trả ngược lại (Do không tồn tại), Tripadvisor tự động xếp vào tài khoản đáng ngờ và xử lý hủy. Tình huống tương tự nếu bạn khai báo nhầm email, ví dụ email của bạn là tripposter@yahoo.com.vn, bạn lại đăng ký nhầm là tripposter@yahoo.com, bạn cũng sẽ không nhận các email do Tripadvisor gửi đến, review cũng bị xóa hủy nếu quá hạn xác nhận nào đó.

Có thêm một sai sót cũng liên quan đến email của bạn, đôi khi do vội vàng để có tạm email dùng cho việc đăng ký tài khoản Tripadvisor, bạn tạo nhanh với Yahoo (Khá nhanh chóng), bạn không xác nhận email mới này với Yahoo (Có link do Yahoo gửi đến Inbox của bạn), một thời gian sau Yahoo sẽ hủy tài khoản email, mọi công sức đăng review có liên quan email mà bạn đã sử dụng sẽ tan theo mây khói.

0 nhận xét:

Qui trình đăng review thành công

Bingle Solution gợi ý đến bạn một quy trình đăng tin cơ bản, giúp review thành công 100% trên Tripadvisor.com
Cơ bản, một qui trình mẫu giúp đăng review thành công 100% tại tripadvisor.com sẽ bao gồm những lưu ý và hoạt động chính như sau:
1.        Đảm bảo tính genuine của nội dung sẽ đăng
2.        Đảm bảo có 1 email sẽ đăng ký thành viên tại Tripadvisor
3.        Dọn dẹp lịch sử dùng Tripadvisor tại máy tính (Xem thêm)
4.        Kết nối sử dụng Internet với 1 IP an toàn (Xem thêm)
5.        Sử dụng trình duyệt web ở chế độ an toàn (Xem thêm)
6.        Kiểm tra IP, Location hiện hành (Xem thêm)
7.        Kết nối Tripadvisor.com
8.        Đăng ký tài khoản mới đúng yêu cầu (Xem thêm)
9.        Đăng review cho business item đã xác định
10.     Kiểm tra email xác nhận đăng tin của Tripadvisor
11.     Theo dõi kết quả đăng review qua email
12.     Khi cần, thực hiện verify review ở chế độ an toàn
13.     Theo dõi, bảo hành, verify review trong 9 tháng tiếp tục
Việc đăng tin thành công 100% tại tripadvisor.com là hoàn toàn dễ dàng, bạn cũng có thể tự làm được, hoặc bạn sẽ dùng thời gian của mình phục vụ hoạt động kinh doanh chính, hãy để chúng tôi đảm nhận triển khai đăng tin, bảo hành review mãi mãi các review trên Tripadvisor thay cho bạn, từ đó bạn vừa có thể tiết kiệm chi phí bạn vừa có được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Một khi đã áp dụng Qui trình đăng review hiệu quả, bạn sẽ cần đặc biệt quan tâm Bí quyết sử dụng trình duyệt web ở chế độ an toàn (mục 5) đây là mấu chốt quyết định việc đăng tin của bạn sẽ thành công ở mức độ nào. Chúc bạn thành công!

0 nhận xét:

Du khách sử dụng TripAdvisor như thế nào trước khi đặt phòng?

Những số liệu thống kê đã cho thấy năm 2010, nhận xét của người dùng là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc một du khách chọn khách sạn này hay khách sạn khác. Dữ liệu dưới đây của comScore đã minh họa ảnh hưởng ngày càng tăng của TripAdvisor đến đặt phòng khách sạn; số lượng khách hàng tham khảo những đánh giá trên TripAdvisor trước khi họ đặt phòng đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2008 -2010. Không chỉ số lượng khách truy cập vào TripAdvisor, mà còn số lượng đánh giá, nhận xét được họ đọc trước khi chọn khách sạn cũng đã tăng lên.
TripAdvisor không chỉ là nguồn thông tin cho người tiêu dùng mà còn là cách để các khách sạn, công ty tours, nhà hàng tiếp cận khách hàng. Theo báo cáo của Market Metrix, trải nghiệm của khách hàng là yếu tố số một quyết định việc lựa chọn khách sạn của du khách; như biểu đồ dưới đây:
TripAdvisor có hai phương pháp cho phép nhà cung cấp du lịch có thể tiếp cận khách hàng (ngoài cách truyền thống thông qua các nhận xét) là Business Listings và Show Prices
Show Prices
Hình dưới đây thể hiện cách Show Prices hoạt động. Mỗi khách sạn đều có một nút Show Prices, khi được click sẽ hỏi khách ngày check in, check out và sau đó sẽ thể hiện giá khách sạn vào ngày đó. Giá phòng ở đây là giá từ các OTAs và từ website khách sạn (nếu khách sạn trả tiền để sử dụng dịch vụ này). Ai trả cao hơn sẽ được ở vị trí cao hơn. Trong trường hợp này, website khách sạn nằm ở vị trí thứ 5.
Business Listings
Business Listings (giá khoảng 200 USD/tháng) như minh họa dưới đây, là cách để các khách sạn điều khiển nội dung trên TripAdvisor. Bắt đầu với mức giá 49 USD/tháng (tùy thuộc vào quy mô của khách sạn), một nhà cung cấp có thể đưa số điện thoại hỗ trợ 1-800, cũng như các khuyến mãi của họ, lên site. Các khuyến mãi sẽ nằm trên đầu trang (như ví dụ dưới đây là khuyến mãi ở San Francisco). Nghiên cứu của Forrester trên 154 khách sạn cho thấy Business Listings đã tạo ra mức thu nhập hàng năm trên vốn đầu tư là 410%. Tức là, với mỗi 1 USD được chi ra, khách sạn sẽ thu được 6 USD giá trị từ các booking thêm.
Trước khi vào thăm website khách sạn
ComScore đã tổng hợp số liệu từ 1,720 đặt phòng tại các website của tập đoàn Intercontinenal Group trong tháng 6, 7 và 8 của các năm 2008, 2009 và 2010; họ cũng sử dụng các phương pháp chi tiết và phức tạp để theo dõi hành vi của khách hàng (những website nào họ truy cập, các nghiên cứu họ tiến hành) trước khi họ thực sự đặt phòng.
Hoàn toàn giống với những gì được chờ đợi, kết quả cho thấy du khách dành rất nhiều thời gian nghiên cứu trực tuyến trên các nguồn khác nhau. Dữ liệu dưới đây cho biết số lượng ngày càng tăng du khách vào thăm TripAdvisor trước khi đặt phòng trực tiếp với khách sạn (trên website của chính khách sạn). Không chỉ số lượng du khách đang tăng lên, mà còn số lượng trang trên mỗi lần truy cập cũng tăng. Nhưng thú vị là thời gian thăm lại giảm xuống. Tuy nhiên, điều đó có thể là do trải nghiệm với TripAdvisor đang hiệu quả hơn cũng như kết nối internet và tốc độ máy tính ngày càng nhanh hơn.
ComScore cũng đã tổng kết thời gian mà du khách thăm TripAdvisor trước khi họ đặt phòng trên website khách sạn. Theo đó, 26.5% truy cập TripAdvisor được thực hiện trong vòng 5 ngày trước khi hành vi đặt phòng được thực hiện, điều này cho thấy du khách đã tăng cường nghiên cứu, tham khảo trước khi họ ra quyết định mua sắm.
by Chris Anderson

1 nhận xét:

5 cách quản lý ý kiến đánh giá trên TripAdvisor

Trong một thế giới được kết nối ở mức độ cao như hiện nay, điều quan trọng đối với các chủ khách sạn là khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ trong thời gian lưu trú. Điều này sẽ giúp mở rộng sự hiện diện của khách sạn của bạn trên môi trường web, nâng cao danh tiếng và mang lại nhiều giao dịch đặt phòng hơn.
Hãy cùng tóm lược 5 điều cần làm khi nói đến TripAdvisor và các đánh giá của người sử dụng.
  • Trong thời gian check-out, hãy đề nghị khách hàng đánh giá về cơ sở vật chất, các dịch vụ trong khách sạn của bạn, và cho họ thấy sự hiện diện của khách sạn trên các mạng xã hội hoặc website đặt phòng (chủ yếu là TripAdvisor, và cả trên Expedia, Booking.com…)
  • Gửi tới các khách hàng một email cảm ơn về thời gian lưu trú tại khách sạn, đề nghị họ cho ý kiến đánh giá tích cực trên TripAdvisor. Lưu ý là chỉ một lượng lớn các đánh giá gần đây mới có tác dụng với khách hàng.
  • Hãy chỉ cho khách hàng thấy rằng bạn rất quan tâm tới việc theo dõi các ý kiến đánh giá và trả lời tất cả các ý kiến tiêu cực. Hãy sử dụng tài khoản Quản lý/chủ khách sạn trên TripAdvisor để phản hồi. Có thái độ chân thành, giải thích về những gì đã xảy ra và đưa ra các gói khuyến khích để khách hàng quay trở lại.
  • Hãy làm cho các trang TripAdvisor của bạn trở nên dễ tìm bằng cách đặt biểu tượng TripAdvisor trên trang web của khách sạn. Việc này cho phép khách hàng dễ dàng chuyển sang phần bình luận về khách sạn của bạn.
  • Hãy sử dụng các trích dẫn tích cực của khách hàng như một lợi thế. Trên website hãy làm nổi bật các liên kết tới những nhận xét mới nhất trên TripAdvisor. Trích ra những bình luận tích cực của khách hàng và sử dụng chúng làm nội dung cho các trang khác nhau trên website của khách sạn.
Hãy lưu ý, có 2 điều không nên làm rất quan trọng:
  • Không được bỏ qua các ý kiến trên Tripadvisor. Chỉ bởi vì, nếu bạn lờ nó đi, không có nghĩa là nó không tồn tại. Bạn có thể không quản lý nó, nhưng đối thủ cạnh tranh của bạn thì có đấy. Khi đó, hãy tưởng tượng xem ai sẽ giành được các khách hàng tốt nhất?
  • Không nên trả lời tất cả các ý kiến. Nếu bình luận nào cũng được hồi đáp, dễ làm cho người ta có cảm giác bạn có riêng 1 người chuyên “trả lời cho xong”. Điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của bạn khi trả lời các ý kiến tiêu cực.
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn có sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube và Flickr để quảng bá cho khách sạn và đăng tải các chương trình khuyến mại. Hãy mời khách hàng tham gia các mạng xã hội này cùng bạn. Điều này sẽ giúp củng cố vững chắc thương hiệu của bạn, giúp bạn giữ được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đặc biệt là với những người đã có những đánh giá tích cực về khách sạn. Họ sẽ là nguồn tham chiếu tốt nhất của bạn, và chắc chắn rằng bạn sẽ có được các khách hàng mới từ các trang xã hội của họ.

0 nhận xét:

Sáu cách đem lại nhiều đặt phòng trực tiếp mà không vi phạm thỏa thuận đồng giá

Nếu có một mối quan hệ vừa yêu vừa ghét trong ngành du lịch, thì đó chính là quan hệ giữa khách sạn và OTAs (như Expedia, Orbitz và Priceline). Một mặt OTAs đem lại nhiều bookings, nhưng mặt khác họ áp dụng mức phí hoa hồng cao.
Khách sạn nói chung đều muốn website và trung tâm dịch vụ (call centre) của họ là kênh phân phối chính. Chúng tôi đã theo dõi và tổng kết được sáu chiến lược dưới đây giúp bạn có thêm nhiều đặt phòng trực tiếp mà không ảnh hưởng đến những cam kết với OTAs (như thỏa thuận đồng giá, giá thấp nhất…)
Áp dụng khuyến mãi cho một nhóm khách hàng
Thỏa thuận đồng giá ngăn các khách sạn công khai đưa ra mức giá thấp hơn giá cho OTA. Tuy nhiên, điều kiện này không áp dụng cho các gói khuyến mãi đến một nhóm khách hàng hữu hạn. Bạn có thể áp dụng nhưng cách sau:
Gửi mã khuyến mãi (discount code) cho những người theo dõi trên truyền thông xã hội
Một khách sạn gần Atlanta đã áp dụng một khuyến mãi chỉ dành cho Facebook fans của khách sạn đó (xem hình dưới đây). Họ áp dụng giá khuyến mãi mà chỉ những người theo dõi Facebook biết và có thể đặt phòng qua một mã dành riêng cho họ. Kết quả là họ nhận được khoảng 2,000 USD doanh số từ Facebook trong tháng đầu tiên, trong khi trước đó họ chỉ có khoảng 100 USD doanh thu hàng tháng từ mạng xã hội này.
Gói khuyến mãi dành cho những người theo dõi trên Facebook của một khách sạn tại Atlanta
Áp dụng các gói giá trị gia tăng trong các sự kiện lớn
Một ví dụ khác là khách sạn Walnut Creek tại Calif. Họ đã đưa ra một chương trình hướng đến thị trường nội địa trong lễ hội Art & Wine Festival. Gói này bao gồm vé đồ uống, xe đưa đón đến địa điểm lễ hội và chỉ dành cho khách đặt phòng trên website khách sạn.
Mặc dù giá phòng trên website không thấp hơn giá dành cho Expedia, nhưng gói này đem lại giá trị tổng thể lớn hơn. Trong tháng đầu tiên, số lượng khách thăm website khách sạn đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; số lượng booking qua website khách sạn tăng 23%.
Ưu đãi cho khách hàng trung thành
Một khách sạn khác ở Seatlle đã tham gia chương trình khuyến mãi kết hợp với mặt hàng khác: đặt phòng và nhận được một thẻ giảm giá gas trị giá 25 USD. Chương trình này đã tăng thêm số lượng khách thăm website và booking trực tiếp tương ứng 3% và 10%.
Cung cấp ưu đãi tại quầy lễ tân
Bên cạnh website, một điểm tiếp xúc khách hàng khác mà bạn kiểm soát hoàn toàn là quầy lễ tân. Đây là nơi bạn giao tiếp trực tiếp với khách hàng, vì vậy hãy đưa cho họ lý do sử dụng website thay vì các bên trung gian. Bạn có thể nói cho khách hàng biết họ sẽ được hưởng 10% khuyến mãi nếu lần sau họ đặt phòng trên website khách sạn. Để tăng thêm sự tin tưởng, bàn lễ tân cũng nên có một biển hiệu đảm bảo rõ ràng rằng khách sạn sẽ đưa giá tốt nhất lên trên website của mình.
Gói sản phẩm và các dịch vụ cộng thêm
Đóng gói dịch vụ và cung cấp giá trị gia tăng khác là một cách hiệu quả mà không phá vỡ thỏa thuận đồng giá.
Annie Lynch, Giám đốc marketing và bán hàng doanh nghiệp của Timbers Resorts, mô tả một trường hợp thành công của khách sạn The Sebastian Vail. Giá tháng 1 trên OTA là 500 USD/đêm, website khách sạn đưa ra gói 4 đêm với giá cao hơn là 600 USD/đêm nhưng bao gồm 2 vé cáp treo, khuyến mãi nhà hàng trị giá 200 USD và dịch vụ spa cho hai người. Theo cách này, giá sẽ không thấp hơn giá trên OTA nhưng đem lại giá trị lớn hơn.
Liên lạc thường xuyên với khách hàng trung thành
Để có booking thông qua website khách sạn, hãy liên lạc thường xuyên với khách hàng theo cách mà họ muốn. Gary Bruton, Hiệu trưởng trường Quản lý Du lịch Cypress đồng thời cũng quản lý The Sanctuary Beach Resort, nói “Giá của chúng tôi dành cho khách hàng trung thành luôn thấp hơn giá trên OTA”.
Một tháng một lần, ông gửi một email đến hòm thư của khách hàng cũ một newsletter hoặc một bài blog. Cách thức giao tiếp này sẽ cho khách hàng biết những điều mới nhất đang xảy ra tại khách sạn.
Blog của The Sanctuary Beach Resort
Tùy thuộc vào công suất phòng, những liên lạc này có thể kèm theo giá ưu đãi. Bruton cho biết những khuyến mãi này không phải là nguồn chính đem lại doanh thu, nhưng chúng “đủ mạnh để được duy trì hàng tháng”.
Timbers Resorts giao tiếp theo tuần với nhiều phân khúc khách hàng trong cơ sở dữ liệu của họ, bao gồm cả các đại lý và khách hàng lẻ. Phần lớn là giao tiếp điện tử, nhưng Lynch nói rằng vì mọi người hiện quá tải với emails, nên thư tín trực tiếp cũng rất hiệu quả. Gần đây, bà đã sử dụng cả email và những tấm bưu thiếp kích cỡ 5-8 inch; bà cho biết những tấm postcard này mang lại tỷ lệ cuộc gọi lớn hơn chiến dịch email.
Mặt sau tấm bưu thiếp sử dụng trong chiến dịch tiếp thị bởi Sebastian Vail
Thiết kế website, làm quá trình đặt phòng thật đơn giản
Một kênh tiếp thị quan trọng mà khách sạn ít chú ý chính là website khách sạn. Họ thường xuyên lờ đi các chuẩn mực tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Khách sạn nên làm website rõ ràng, dễ hiểu và cách đặt phòng đơn giản nhất có thể.
Opan Gibson, Chủ tịch hãng tư vấn Hotel Marketing Strategist, nói “Đôi khi tôi không hiểu các khách sạn đang nghĩ gì. Bạn cần thu hút sự chú ý của khách hàng ngay lập tức. Bạn cần một lời kêu gọi hành động, thứ luôn thúc giục họ “Book now!”. Bà cũng khuyến nghị nên đưa số điện thoại khách sạn lên website.
Gibson cho biết bà đã nhìn thấy nhiều website khách sạn phức tạp, rất khó điều hướng, không có booking engine hoặc không đưa ra giá, và một số những điều không chuyên nghiệp khác. Bà nêu ví dụ về một khách hàng tại Mexico, mặc dù họ có một resort biển rất đẹp, nhưng bức ảnh về biển lại có vài đồ vật không đẹp ở phía trước, và hình về phòng lại có nhiều thứ vương vãi.
Website khách sạn cũng cần phải đảm bảo độ tin cậy. Bruton có được sự tin tưởng của khách hàng bằng cách nhấn mạnh rằng nếu họ đặt phòng trên website khách sạn, họ sẽ có được giá tốt “Chúng tôi nói rõ trên website “Best rate guanrateed”. Mục tiêu là thuyết phục khách rằng đó là giá tốt nhất”.
Sử dụng dễ dàng trên nhiều nền tảng cũng quan trọng. Bruton nói “Di động là thị trường lớn, và không chỉ là máy tính bảng, mà còn là điện thoại di động”. Bạn cần một website di động có thể nhận được đặt phòng và một nút nhấn là gọi đến số điện thoại khách sạn.
Sử dụng nhận xét trực tuyến để thu hút khách đến website
Rất nhiều lần khi khách hàng sử dụng OTAs, họ chọn được 5-6 khách sạn trong một khoảng giá phù hợp, sau đó họ sẽ thăm các site đánh giá để xem khách sạn nào được ưa thích nhất. Đây cũng là cơ hội của bạn đưa họ đến website của khách sạn, thay vì để họ trở lại OTA và đặt phòng.
Đầu tiên, bạn cần nhiều nhận xét (reviews). Khi khách check in, hãy đảm bảo nhân viên lễ tân hỏi mục đích lưu trú của họ là gì, và họ có biết rõ khu vực xung quanh khách sạn hay không. Nếu không thì khách sạn có thể cung cấp thông tin và các khuyến nghị để làm cho kỳ nghỉ của khách tốt hơn. Bạn cũng yêu cầu nhân viên hỏi thăm khách mọi lúc có thể xem họ có thoải mái không và có điều gì mà khách sạn có thể làm để họ thấy vui hơn. Khi check out, hãy chắc chắn hỏi thăm khách.
Một cách nữa mang lại các nhận xét tích cực là đặt một vật gì đó bắt mắt hoặc độc đáo tại sảnh khách sạn để khuyến khích khách hàng chụp ảnh, và một biển báo cho họ biết nếu đăng tải lên Yelp thì họ có cơ hội giành được khuyến mãi cho kỳ nghỉ tiếp theo. Hãy đưa các hướng dẫn vào trong phòng và tại quầy lễ tân khuyến khích khách đăng tải nhận xét lên các website xã hội, và huấn luyện nhân viên tăng cường hiệu quả công việc này.
Tiếp theo, để lôi kéo khách hàng từ TripAdvisor và Yelp về website khách sạn (thay vì OTA), bạn nên phản hồi các nhận xét của họ. Điều này chứng tỏ với khách hàng rằng bạn quan tâm và sẵn lòng thực hiện những việc cần thiết để nâng cao trải nghiệm của họ.
Hãy cộng tác với OTA
Tôi đã mô tả nhiều cách để khách sạn tăng đặt phòng trực tiếp qua website, nhưng điều đó không có nghĩa là khách sạn nên coi OTA như đối thủ. Mà hoàn toàn ngược lại, bạn nên thường xuyên giao tiếp với người phụ trách của các OTA. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn các thách thức của khách sạn, và để khách sạn hiểu hơn động lực của họ.
Kết luận
Bằng cách thực hiện các cách thức trên, các khách sạn sẽ có được các lợi ích từ cả OTA và thu hút khách hàng về website khách sạn trong khi vẫn đảm bảo điều khoản đồng giá. Thay vì một cuộc chiến, nó có thể đem lại thắng lợi cho tất cả các bên.
By Alan S. Horowitz

0 nhận xét:

Bốn nguyên nhân khiến kế hoạch marketing trực tuyến khách sạn kém hiệu quả

Marketing trực tuyến khách sạn, với bất kỳ ai, đều thỉnh thoảng có vấn đề hoặc kém hiệu quả. Hiệu quả kém có nghĩa là chúng không mang lại đủ số lượng bookings qua kênh trực tuyến. Sau khi làm việc với hàng trăm khách hàng, chúng tôi tổng kết được 4 nguyên nhân chính khiến cho chiến lược marketing của bạn thất bại. Chúng là:
Khách sạn không có sức mạnh thương hiệu
Sức mạnh thương hiệu của bạn không chỉ được đo bằng lượng bookings trực tuyến từ website khách sạn, mà tất cả các bookings từ internet. Hiện internet mang lại cho bạn bao nhiêu % trong tổng số bookings: 60%, nhỏ hơn 60% hay chỉ khoảng 30%?
Một khách sạn có sức mạnh thương hiệu sẽ có cơ cấu bookings như sau:
- Trực tiếp (gọi điện, email trực tiếp… nhưng KHÔNG bao gồm đặt phòng trực tuyến qua website) 10%
- Khách hàng trung thành 10%
- Internet 60%
- Nguồn khác 20%
Thương hiệu không được bảo vệ
Khi tìm kiếm khách sạn của bạn trên internet, du khách có thấy website của khách sạn? Có hàng tá các công cụ trực tuyến mà du khách sử dụng khi tìm kiếm khách sạn, như Google, Yahoo, TripAdvisor, Trivago, Kayak… Hãy thử tìm kiếm khách sạn của bạn trên các công cụ đó, kiểm tra xem trong số các kết quả nhận được thì khách hàng sẽ muốn đặt phòng với bạn qua website nào. Để bảo vệ thương hiệu của mình, website của bạn cần thiết phải xuất hiện ở đó, cho dù bạn phải bỏ thêm chi phí.
Chất lượng website hoặc gói sản phẩm trên website không tốt
Website của khách sạn và các gói trên website có đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của du khách và chuyển đổi thành đặt phòng? Bạn có thể tự tìm ra câu trả lời bằng cách nhìn vào cơ cấu bookings từ internet của khách sạn và xem hiện nay bookings chủ yếu đến từ nguồn nào.
Nếu booking trực tuyến từ website bạn chiếm 15% hoặc ít hơn, bạn cần phải cải thiện website hoặc các gói sản phẩm, giá trên website của mình.
Dịch vụ kém
Khách sạn bạn có xếp hạng cao trên TripAdvisor? Ồ không, đó không phải là câu hỏi đúng. Bởi vì có rất nhiều tiêu chí ảnh hưởng đến xếp hạng của khách sạn trên TripAdvisor. Câu hỏi đúng phải là: xếp hạng của bạn trên TripAdvisor và các website đánh giá có đang được cải thiện? Các vấn đề tiêu cực có được du khách đề cập thường xuyên hay chúng đã được giải quyết dứt điểm? Nói cách khác là bạn đang tốt hơn hay tồi hơn.
Nếu khách sạn đang cải thiện, đã giải quyết vấn đề mà khách nêu ra từ các nhận xét trực tuyến, khách hàng sẽ ghi nhận và chỉ số chất lượng dịch vụ tốt nhất là bạn có được bao nhiêu booking từ truyền miệng (word of mouth)? Chúng tôi thấy vô số khách sạn có nhiều bookings từ TripAdvisor cho dù vị trí của họ không phải nằm ở tốp đầu.
by Tony Loeb (WHIP)

0 nhận xét:

Khởi đầu đúng đắn với internet marketing cho khách sạn

Không thể lẩn tránh được việc này, nếu bạn muốn khách sạn của bạn được tìm thấy, bạn cần có một kế hoạch tiếp thị internet. Nếu bạn nghĩ việc lập kế hoạch marketing phức tạp và rắc rối, hãy tập trung vào trọng tâm. Không cần phải phức tạp hóa vấn đề. Hãy bắt đầu từ việc đơn giản và từng bước một – nhưng hãy chắc chắn bạn đã làm đúng.
Bắt đầu với một website tốt
Điều gì làm nên một website tốt? Sự đơn giản. Bạn không cần nhồi nhét mọi thứ có thể vào website, đặc biệt là trên trang chủ. Trang chủ khách sạn có lẽ cần một lời chào mừng nồng ấm, với một menu đơn giản thân thiện. Đừng làm khách hàng bực mình với một trang chủ bị phân mảnh, khó đọc.
Hãy giữ thông tin quan trọng nhất chỉ trong vòng 1-2 clicks. Thông tin gì là quan trọng:
• Phòng
• Giá phòng và tình trạng còn trống (availability)
• Trang thiết bị và dịch vụ
• Cách đặt phòng
• Cách liên lạc
Bất kỳ thông tin nào khác nên nằm ở trang con. Khách hàng đến website của bạn để tìm thông tin về phòng, giá và tình trạng còn trống. Họ sẽ không quan tâm nhiều đến nhà hàng, các điểm tham quan, các hoạt động hoặc tours.
Người dùng internet rất trực quan, Mô tả phòng là tốt, nhưng cần phải có thêm một ảnh hoặc gallery. Bạn cũng có thể nghĩ tới một video đơn giản để trình bày thông tin. Nếu bạn sử dụng ảnh và đồ họa, đừng quá nhiều. Hãy cung cấp vừa đủ về số lượng cũng như kích cỡ không lớn quá để trình duyệt tải được nhanh.
Đừng coi thường trang đặt phòng. Sau thời gian nghiên cứu khách sạn, khách hàng không muốn gặp một ứng dụng booking engine khó sử dụng.
Đừng quên yêu cầu công ty thiết kế website làm cho bạn một website phiên bản di động.
Tip: Khi bạn đã có một website, hãy tìm một du khách – người thật khách quan – rồi cùng với họ duyệt website trong vai trò khách hàng bình thường. Đừng tự ái trước ý kiến của họ.
Tham gia truyền thông xã hội
Trước khi lao vào khu rừng rậm truyền thông xã hội, hãy dừng lại và tập trung. Có quá nhiều lựa chọn, và rất dễ bị nhiễm tâm lý “càng nhiều càng tốt”. Sẽ không lâu trước khi bạn nhận ra rằng cố gắng thiết lập và duy trì sự hiện diện trên tất cả các kênh truyền thông xã hội là không hiệu quả, nếu không nói là kiệt sức.
Chỉ nên chọn khoảng hai hoặc ba website, ít nhất là trong thời gian đầu. Facebook, Twitter và có thể là LinkedIn. Facebook là tốt nhất với giao tiếp khách hàng, LinkedIn dành cho các liên lạc trong ngành và các chuyên gia, và Twitter là sự pha trộn của cả hai.
Đừng chỉ có thiết lập tài khoản xong và quên nó. Các cách dưới đây giúp bạn tối đa hóa sự hiện diện trên truyền thông xã hội:
• Đăng tải thường xuyên, nhưng đừng spam
• Liên quan: Hỏi và trả lời, thực hiện các cuộc thi, đưa ra các khuyến mãi dành cho người hâm mộ, công bố các sự kiện. Đừng post một nội dung nhiều lần.
• Giao tiếp trên Twitter có thể hơi khó khăn, nhưng có thể thực hiện được bằng cách tận dụng mẫu trả lời (@username) và thẻ #.
• Link, link, link! Đó là cách để liên kết chéo đến website, blog, tài khoản Facebook và Twitter
• Một khi đã thành thạo nghệ thuật của Facebook và Twitter, bạn mới nên tiếp tục mở rộng đến các site truyền thông xã hội khác như Pinterest hoặc Tumblr
By Jerome Serot (HospitalityNet)

0 nhận xét:

10 cách khuyến khích khách hàng viết nhận xét trực tuyến

Kết quả nghiên cứu cho thấy 61% khách hàng đọc nhận xét trực tuyến trước khi quyết định mua hàng và 63% sẽ có thiên hướng mua hàng tại các website có đăng nhận xét khách hàng.
Nhưng khách hàng nói chung không muốn để lại nhận xét. Vì vậy, bạn – người bán hàng – cần tìm cách để khuyến khích họ nhận xét nhưng không làm phiền họ.
Dưới đây là 10 gợi ý giúp bạn có được nhiều nhận xét trên site của mình
1. Hãy hỏi
Bạn cần chắc chắn website đề nghị khách hàng để lại nhận xét bất cứ khi nào có thể. Tất nhiên bạn không thể đặt những link, đề nghị nhận xét trên tất cả các trang con.
Tesco là một trong nhiều nhà bán lẻ yêu cầu khách để lại nhận xét trên tất cả các trang sản phẩm, điều này đảm bảo khách hàng biết được rằng nhận xét của họ là quan trọng.
2. Đơn giản hóa
Luôn có lo ngại rằng bỏ hết các hàng rào sẽ khiến xuất hiện những nhận xét vô ích hoặc bị spam, nhưng bạn nên đơn giản hóa để sao cho việc đăng nhận xét của khách hàng dễ dàng nhất có thể.
Cá nhân tôi chỉ để nhận xét trên 1 trang duy nhất là Lovefilm, là bởi vì tôi có thể đánh giá một bộ phim chỉ bằng cách nhấp chuột vào số sao.
Dù số điểm 4/5 sao không có hiệu quả với tỷ lệ chuyển đổi như là từ một nhận xét được viết ra, nó vẫn là cách tuyệt vời để làm cho quá trình phản hồi trở nên dễ dàng, và tới lượt nó sẽ lại khuyến khích người khác viết nhận xét.
3. Để nhận xét tại nơi mà mọi người có thể thấy
Khách hàng sẽ không đọc hoặc để lại nhận xét nếu họ không biết là họ có thể, vì vậy cần phải đảm bảo các nhận xét được đặt ở những chỗ mà nó chắc chắn được nhìn thấy.
Kiddicare là một ví dụ tuyệt vời – mọi hình ảnh về sản phẩm đều bao gồm số sao đánh giá, một trang thông tin chi tiết về sản phẩm có link để đăng nhận xét ngay dưới thông tin giá.
4. Yêu cầu đánh giá qua email
Thời điểm tốt nhất để lấy nhận xét sản phẩm là khi một khách hàng mới nhận được sản phẩm và vẫn còn phấn khích về nó.
Hãy gửi một email sau khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày kể từ khi khách hàng nhận được sản phẩm, nói rằng bạn hy vọng họ hài lòng với sản phẩm và đề nghị họ cho nhận xét.
Nếu họ hài lòng với sản phẩm, họ sẽ muốn kể cho người khác biết họ thích nó thế nào, và nếu họ ghét sản phẩm, họ cũng có thể muốn cảnh báo người khác đừng mua nó.
5. Đăng tải nhận xét tốt và xấu
Có thể là một ý tốt khi loại bỏ các nhận xét xấu, nhưng trên thực tế mọi người hy vọng sẽ nhìn thấy những nhận xét tiêu cực và không tin tưởng nếu tất cả những nhận xét đều tốt.
Vì vậy bạn cần đăng tải cả những nhận xét tiêu cực không chỉ để tạo sự tin tưởng từ khách hàng, mà còn đảm bảo cho họ rằng nhận xét của họ sẽ được đăng nếu họ dành thời gian viết nó ra.
6. Tưởng thưởng
Mặc dù việc giảm giá hoặc tặng thưởng cho những người viết nhận xét có thể là một ý kiến không hay, nhưng vẫn còn nhiều cách khác để tưởng thưởng cho nhận xét mà không gây ra những tác động tiêu cực.
Ví dụ, bạn có thể đưa ra chương trình rút thăm trúng thưởng hàng tháng cho tất cả những khách hàng viết nhận xét. Điều này không cần phải được loan báo rộng rãi trên website, mà chỉ cần được đề cập trong email sau bán hàng hoặc trên một tờ rơi khi giao hàng.
Hoặc bạn có thể biến việc trên thành một trò chơi, thậm chí điều này còn có thể mang lại tác dụng lớn hơn một món đồ miễn phí.
7. Sử dụng nhận xét để cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Nếu bạn nhận xét một sản phẩm trên Amazon hoặc Lovefilm, thông tin đó được ghi nhớ vào hồ sơ của bạn để các website này có thể khuyến nghị một sản phẩm phù hợp trong tương lai. Đây là một điều tuyệt vời bởi vì khách hàng sẽ có được trải nghiệm cá nhân hóa hơn trên website của bạn và từ đó cũng sẽ giúp bạn có được nhiều nhận xét hơn.
8. Đừng bao giờ bỏ lỗ cơ hội lấy nhận xét
Trong khi viết bài này, tôi đã nhìn lại một vài món đồ mà tôi đã mua trên Amazon và rất ngạc nhiên khi thấy website này không đề nghị tôi viết nhận xét trên trang sản phẩm.
Tôi mua quyển sách này năm 2010 nhưng không có lời đề nghị viết nhận xét nào dành cho tôi. Có thể với Amazon, điều này không cần thiết vì họ đã có đủ, nhưng với hầu hết các website, đây là một cơ hội lớn để lấy được nhận xét khách hàng.
9. Đề nghị các fans
Facebook fan có giá trị gì? Hầu như chẳng có gì trừ khi bạn làm việc với họ.
Bạn đã mất nhiều thời gian để có được lượng “like” trên Facebook và “followers” trên Twitter, hãy để cộng đồng này giúp bạn bằng cách hỏi họ đưa nhận xét về sản phẩm.
Một lần nữa, hay làm mọi việc dễ dàng bằng cách đưa liên kết (link) dẫn đến trang nhận xét bên cạnh câu hỏi họ nghĩ gì về sản phẩm, hoặc họ có sẵn lòng giới thiệu với bạn bè về sản phẩm hay không và tại sao.
10. Biến mọi phản hồi thành nhận xét
Bạn có sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời, và thường xuyên nhận được các phản hồi tích cực qua email hoặc điện thoại. Hãy tận dụng các cơ hội đó bằng cách hỏi họ có sẵn lòng cho phép bạn đăng thông tin cá nhân không nhạy cảm (chỉ gồm họ tên, thành phố) hoặc có thể lên website và viết ra nhận xét đó hay không.
by David Moth

0 nhận xét:

Hướng dẫn của TripAdvisor về cách phản hồi các nhận xét trực tuyến

Cũng theo điều tra trên, 78% cho biết việc nhìn thấy phản hồi của quản lý khách sạn “làm họ tin rằng khách sạn quan tâm hơn đến khách hàng” và 57% đồng ý rằng một phản hồi nói chung “khiến họ muốn đặt phòng khách sạn đó hơn so với một khách sạn tương đương khác nhưng không phản hồi lại du khách”.
Vì vậy, việc phản hồi và phản hồi đúng cách là một trong những việc mà quản lý khách sạn cần làm. TripAdvisor đã đưa ra một số gợi ý để các khách sạn thực hiện việc phản hồi tốt nhất:
1. Phản hồi ngay: Phản hồi lập tức chứng tỏ với khách hàng rằng bạn chú ý đến khách hàng và quan tâm đến trải nghiệm của họ. Điều này mang lại ấn tượng lâu dài đối với người nhận xét và những du khách khác. Bạn có thể đăng ký email với TripAdvisor để biết có nhận xét mới ngay khi nó được đăng tải.
2. Cám ơn khách đã nhận xét: Điều này áp dụng với các nhận xét tiêu cực và tích cực. Hãy bắt đầy bằng việc cám ơn khách đã dành thời gian viết về trải nghiệm tại khách sạn bạn.
3. Nói về tất cả những sự cố cụ thể: Đây là cơ hội để bạn giải thích việc bạn đã làm để giải quyết vấn đề; vì vậy khách hàng được đảm bảo là bạn quan tâm nghiêm túc, và bạn sẵn lòng giải quyết sự cố. Nếu có hiểu nhầm trong quá trình khách ở tại khách sạn, đây cũng là cơ hội để bạn giải thích điều gì đã gây ra sự hiểu nhầm đó. Tuy nhiên, quan trọng là bạn đừng sử dụng giọng điệu tự vệ, bởi vì nó có thể khiến phản hồi của bạn không được lịch sự và chuyên nghiệp.
4. Hãy cá nhân hóa mọi phản hồi: Khách đã dành thời gian viết nhận xét về khách sạn dựa trên trải nghiệm cá nhân họ, vì vậy hãy tránh viết cùng chung một giọng văn cho mọi phản hồi. Hãy viết cụ thể (cá nhân hóa) để chứng tỏ mỗi phản hồi đều quan trọng với khách sạn và bạn đã dành thời gian đọc và tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi viết phản hồi.
5. Hãy lịch sự và chuyên nghiệp: Phản hồi là một phần của công việc quản trị danh tiếng khách sạn. Ai cũng nhìn thấy phản hồi của bạn và bạn đang đại diện cho khách sạn của mình, vì vậy bạn cần chứng tỏ mọi nhận xét – dù là tiêu cực hay tích cực – đều quan trong với bạn.
Bạn có thể tham khảo hướng dẫn đầy đủ của TripAdvisor về cách viết phản hồi tại đây (bản Tiếng Anh)
By trip4biz

0 nhận xét:

Hướng dẫn đăng tải Facebook dành cho các khách sạn và doanh nghiệp du lịch


Trong một tài liệu mới công bố gần đây, Facebook đã đưa ra một số gợi ý giúp các thương hiệu có thể tối ưu hóa sự hiện diện trên mạng xã hội này.
Mặc dù các hướng dẫn này không đảm bảo sự đột phá trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài nó chắc chắn cải thiện hiệu quả trang Facebook của doanh nghiệp. Dưới đây là những điểm chính:
• Một đăng tải ngắn từ 100 đến 250 ký tự (ngắn hơn 3 dòng) có số LIKE cao hơn 60% so với các đăng tải dài hơn 250 ký tự.
• Đăng tải kèm theo một album ảnh, một hình ảnh hoặc video đạt tỷ lệ gắn kết của người dùng cao hơn tương ứng 180%, 120% và 100% so với một đăng tải thông thường.
• Đăng tải theo kiểu điền-vào-chỗ-trống tạo ra tỷ lệ gắn kết cao hơn 90% so với một đăng tải thông thường
• Đăng tải về một chủ đề nóng, như sự kiện, tin tức hoặc kỳ nghỉ đang có/sắp tới sẽ có được tỷ lệ gắn kết cao hơn. Ví dụ các đăng tải về ngày quốc khánh Mỹ (04/07) đạt tỷ lệ gắn kết cao hơn 90% so với tất cả các đăng tải trong ngày đó.
Sau đây là một số ví dụ về các đăng tải rất tốt mà một số khách sạn đã thực hiện (click chuột vào hình để phóng to):
Ví dụ 1: Đăng tải ngắn kèm theo một bức ảnh tuyệt vời
Ví dụ 2: Đăng tải kèm theo album ảnh quảng bá thương hiệu
Ví dụ 3: Đăng tải theo phương pháp điền-vào-chỗ-trống
Ví dụ 4: Đăng tải về các chủ đề nóng
By Revinate

1 nhận xét:

About

Chúng tôi là đội ngũ làm website, marketting online chuyên nghiệp. Trang thông tin chính thức của chúng tôi là myhoian.com. Đến với chúng tôi , bạn sẽ nhận được sự tư vấn tin cậy, trang web ưng ý, sự hỗ trợ thân thiện.

Nhận xét

Loading...
.loadingxrcm {background:transparent url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg1MbDICVINdJ2VOosI42WTFoAQWoWaGfoipWxoo30hNjf_2HyKIijHyswYp7fpxP0suEDXGCBbpdbcz_GRDu31jodI_MaE91rtpc4e1lRMq1hqFTMMHHf7eNFLPKDVinbrMMEvttc_1kM/s1600/progress_ani.gif) no-repeat 50% 50%;width:32px;height:32px;display:block;margin:0 auto;text-indent:-9999px;} ul#kmtranimasi{text-align:left;font:normal normal 11px Verdana,Geneva,sans-serif} ul#kmtranimasi,ul#kmtranimasi li{margin:0;padding:0;list-style:none;overflow:hidden;position:relative} ul#kmtranimasi li{text-indent:0;height:90px;background:whiteSmoke;padding:0 8px;border:1px solid #DFDFDF;border-top:1px solid white} ul#kmtranimasi img{border-radius:9999px;overflow:hidden;background:#383838;border:0;float:left;margin:5px 5px 0 0} ul#kmtranimasi .ketkomt{overflow:hidden} ul#kmtranimasi .ketkomt a{display:block;color:white;font-weight:bold;overflow:hidden;background:#363636;border-radius:2px;float:left;padding:0 5px;margin: 5px 0 0 0;} ul#kmtranimasi .ketkomt span{font-size:8px;position:absolute;z-index:2;top:21px;border-radius:2px;display:block;line-height:14px;padding:0 5px;left:68px;background:white} ul#kmtranimasi p{margin:15px 0 0}

Contact Details

Mr Duan Tell: 0944210999 Email: thietkewebhoian@gmail.com Địa chỉ : 32/9 Nguyễn Duy Hiệu - Hội An